Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này cũng gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này cũng gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Dưới đây là top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất tính đến tháng 3 năm 2023, theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
1. Luxembourg: 128,820 USD/người
Sau đây là các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất theo thống kê của Sách Dữ kiện Thế giới (CIA World Factbook).
1. Cộng hòa Madagascar: 1,500 USD/người
2. Cộng hòa Malawi: 1,500 USD/người
3. Cộng hòa Chad: 1,400 USD/người
5. Cộng hòa Mozambique: 1,200 USD/người
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến rất tích cực kể từ cuộc cải cách kinh tế Đổi mới từ năm 1986. Nỗ lực tận dụng các nguồn lực sẵn có cũng như kết hợp những xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với nhiều quốc gia khác.
Theo thống kê của World Bank, từ năm 2002 đến 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 3.6 lần, đạt gần 3,700 USD/người. Mặt khác, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn nghèo ở mức 3.65 USD/ngày, PPP năm 2017) đã giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống chỉ còn 3.8% vào năm 2020.
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê nước ta cũng cho biết, GDP Việt Nam năm 2022 đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD, tăng 8.02% so với năm 2021. GDP Việt Nam đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore) và xếp thứ 37 thế giới.
GDP bình quân đầu người năm 2022 là 95.6 triệu đồng/người, tương đương 4,110 USD và tăng 393 USD so với năm 2021
Với những kết quả đạt được, theo tầm nhìn phát triển trong tương lai, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên đầu người đạt 5.9%.
- GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng kinh tế của một quốc gia trên mỗi người dân.
- Đây là một thước đo chuẩn mức sống tiêu biểu của một quốc gia, cho thấy người dân được hưởng lợi như thế nào từ nền kinh tế quốc gia của họ.
Theo Niên giám thống kê 2023 của Tổng Cục Thống kê, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2023 theo giá hiện hành đạt 4,96 triệu đồng, tăng 6,2% so với năm 2022.
Năm 2023, đời sống dân cư phản ánh qua chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người vẫn tiếp tục duy trì tăng so với năm 2022, tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại.
Do vậy, bên cạnh kết quả đạt được trong năm 2023, để đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện trong năm 2024, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội; đồng thời tạo việc làm cho người lao động và có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng khó khăn, người yếu thế hơn trong xã hội.
Năm 2023 tuy tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thương mại toàn cầu suy giảm, bất ổn của tình hình kinh tế – chính trị trên thế giới vẫn tiếp diễn.
Trong điều kiện bất lợi đó, kinh tế và tình hình đời sống dân cư tiếp tục cải thiện và duy trì đà tăng so với năm 2022 tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân năm 2023 so với năm 2022 có chậm lại so với tốc độ tăng thu nhập năm 2022 so với năm 2021 (11,2%).
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2023 ở khu vực thành thị đạt 6,26 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (4,17 triệu đồng).
Trong năm 2023, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng cao nhất (6,52 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,44 triệu đồng).
Nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số có thu nhập cao nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 10,86 triệu đồng cao gấp 7,5 lần so với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm gồm 20% dân số có thu nhập thấp nhất – nhóm 1) với thu nhập bình quân đạt 1,45 triệu đồng/người/tháng.
Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Các khoản thu từ tiền công, tiền lương vẫn giữ tỷ trọng cao trong thu nhập của dân cư, tăng từ 51,1% năm 2018 và duy trì ở mức trên 55% trong các năm từ 2020 đến 2023.
Ngược lại, tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 13,3% năm 2018 xuống còn 10,2% năm 2023.
Theo thống kê, mức sống tối thiểu của người dân là 1.683,4 ngàn đồng, tăng 53 ngàn đồng so với năm 2022.
Trong đó, chi lương thực, thực phẩm đáp ứng mức sống tối thiểu là 906,5 ngàn đồng, tăng 28,5 ngàn đồng.
Ngoài ra, kết quả sơ bộ khảo sát Mức sống dân cư 2024 của Tổng Cục thống kê, ước tính thu nhập bình quân đầu người một tháng trong sáu tháng đầu năm 2024 ước đạt 5,3 triệu đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý II, tỷ lệ hộ gia đình đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 95,6%
Tỷ lệ hộ gia đình đánh giá có thu nhập giảm là 4,9%. Các hộ có thu nhập giảm so với cùng kỳ năm trước nhận định nguyên nhân chủ yếu là có thành viên hộ gia đình mất việc làm hoặc tạm nghỉ việc tỷ lệ 39,8%.
Cũng theo thống kê của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 là 3,4% , giảm 0,8 điểm % so với năm 2022.
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (10,7%). Ngược lại, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước (0,3%).
Xét riêng về 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, các hộ gia đình Việt Nam năm 2023 thiếu hụt nhiều nhất về việc làm (39,4%), tiếp đến là trình độ giáo dục người lớn (32,4%), dinh dưỡng (22,8%) và bảo hiểm y tế (19,3%).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD;
GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.
Phân tích về dữ liệu này, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 là 5,05% trong khi tốc độ tăng dân số chậm hơn, điều này đã đẩy GDP bình quân đầu người tăng thêm 160 USD.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Con số này không có nhiều thay đổi sau một năm.
Trước đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận khoảng đạt mốc 400 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.
Năm 2022 cũng là thời điểm thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt ngưỡng 4.000 USD/người/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và duy trì xuất siêu năm thứ bảy liên tiếp.