Ai cũng biết ngoại ngữ là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc giao tiếp. Trong công việc, ngoại ngữ là một trợ thủ đắc lực để mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy người giỏi ngoại ngữ nên làm nghề gì để có mức thu nhập tốt nhất?
Ai cũng biết ngoại ngữ là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc giao tiếp. Trong công việc, ngoại ngữ là một trợ thủ đắc lực để mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy người giỏi ngoại ngữ nên làm nghề gì để có mức thu nhập tốt nhất?
Công việc này đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài. Vì thế công việc này chỉ dành cho những người giỏi ngoại ngữ. Ở Việt Nam, yêu cầu tối thiểu tối thiểu là tiếp viên phải biết ít nhất 1 ngôn ngữ là tiếng Anh. Mức nước cho người mới bắt đầu của tiếp viên hàng không là khoảng 15 triệu/ tháng và sẽ tăng lên 25- 30 triệu/ tháng đối với người đã có kinh nghiệm làm việc.
Vị trí phi công chỉ dành cho những ai giỏi toàn diện, từ ngoại hình cho đến sức khỏe và khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo phải ít nhất là tiếng Anh. Với các ngoại ngữ khác, phi công phải có cách học tiếng anh giao tiếp nhanh để trò chuyện đơn giản khi ở quốc gia không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Mức lương của các phi công trung bình từ 100 triệu/ tháng, thậm chí là cao hơn tùy vào thời gian làm việc và kinh nghiệm của mỗi phi công.
Tuy nhiên, để có thể trở thành phi công thì bạn phải trải qua khóa học rất khắc nghiệt. Hơn nữa, bằng phi công cũng chỉ có giá trị 5 năm. Do vậy, nếu bạn muốn đi theo nghề này thì phải thường xuyên thi cử và trải qua nhiều khóa huấn luyện khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam đã có trường đào tạo phi công tại TP.HCM theo chương trình chuẩn châu Âu. Mức học phí cho 1 khóa học trong 2 năm là khoảng 1,7 tỷ đồng.
Các công ty phát hành và phân phối game tại Việt Nam không ngừng tìm kiếm các ứng viên giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật…) để dịch game từ tiếng bản ngữ sang tiếng Việt và ngược lại. Mức lương trung bình cho công việc này là từ 7 – 10 triệu/tháng.
Các công ty dịch thuật, doanh nghiệp, nhà xuất bản…. rất cần tìm kiếm biên dịch viên để dịch thuật các tài liệu, tin tức nước ngoài. Công việc của họ chủ yếu là dịch thuật dưới dạng văn bản viết và yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu về từ vựng, ngữ pháp…. Mức thu nhập của công việc này là khoảng 10 triệu/ tháng cho người mới và sẽ tăng lên tùy vào năng lực làm việc. Công việc này có thể trở thành một việc làm thêm cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính của mình.
Khác với nghề biên dịch yêu cầu tư duy viết, thông dịch viên sẽ yêu cầu khả năng phản xạ và sự tinh tế để có thể chuyển đổi nhanh chóng văn nói giữa hai loại ngoại ngữ sao cho nghĩa câu mang tính phổ thông và phù hợp ngữ cảnh nhất. Công việc này có thể làm ở các doanh nghiệp, văn phòng chính phủ… nên khả năng thăng tiến trong công việc là rất cao. Mức lương khởi điểm cho công việc này là 10 triệu/tháng.
Những phóng viên công tác tại các trung tâm truyền hình, đài phát thanh thường trú tại nước ngoài thì khả năng ngoại ngữ là yêu cầu cơ bản nhất. Bởi tính chất công việc phải tiếp cận với nhiều người để lấy thông tin nên yêu cầu phóng viên giỏi về kỹ năng nghe – nói để có thể tác nghiệp thuận lợi.
Ngoài khả năng ngôn ngữ tốt thì bạn phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, tổ chức, xử lý tình huống tốt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ các yếu tố về văn hóa, xã hội, con người của điểm đến nhằm giới thiệu cho du khách một cách rõ ràng, chính xác và lôi cuốn nhất. Nếu tạo được sự hứng thú cho du khách, bạn sẽ có cơ hội nhận được tiền tip từ khách hàng.
Ngoại ngữ đang dần trở thành một yêu cầu cơ bản để có thể tham gia thị trường lao động.Vì thế, việc giỏi một ngoại ngữ nào đó cũng sẽ giúp bạn có lợi thế hơn trong công việc và nhận một mức lương hấp dẫn.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Nếu bạn luôn yêu thích việc tính toán và có thể dành cả ngày để “chơi" cùng những con số mà không biết chán, danh sách các ngành liên quan đến toán học, giúp bạn phát huy thế mạnh của mình. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu ngay thôi!
Lựa chọn du học dễ thấy nhất dành cho các bạn học sinh, sinh viên giỏi toán là… du học ngành toán học (Mathematics). Toán học được xem là một môn khoa học trừu tượng, nghiên cứu về các khái niệm trong quan hệ không gian và số, bao gồm các dạng hình học, đại số và số học.
Thông thường, các chương trình ngành toán có sự kết hợp giữa toán học thuần túy (lý thuyết và trừu tượng) và toán học ứng dụng (ứng dụng thực tế vào thế giới). Bạn sẽ được trang bị kiến thức về các chủ đề toán học như đại số trừu tượng, giải tích, số phức, phương trình vi phân, hình học, lý thuyết số, xác suất và thống kê.
Sinh viên tốt nghiệp toán học thường được đánh giá cao trong mắt các nhà tuyển dụng bởi ngành học này yêu cầu sinh viên phải mài giũa về kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề và xử lý dữ liệu. Bạn có thể theo đuổi nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau như Ngân hàng (Banking), Định giá (Actuarial), Kế toán (Accountant) hay Tài chính (Finance).
Ngoài ra, nếu yêu thích việc nghiên cứu, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu toán học - tìm tòi và áp dụng các phương pháp toán học mới để tìm ra giải pháp cho các vấn đề, bao gồm các định lý sâu và trừu tượng. Bên cạnh đó, nếu sở hữu khả năng giao tiếp tốt hay ưa thích việc giảng dạy, làm việc với con người, hãy cân nhắc con đường trở thành giảng viên.
Theo học ngành tài chính, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về cách tài chính đã ảnh hưởng và định hình các hoạt động trong doanh nghiệp, tổ chức như thế nào. Các môn học quan trọng trong ngành tài chính có thể kể đến kế toán, thống kê, phương pháp toán học, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và công nghệ thông tin.
Mặc dù nhiều trường đại học trên thế giới không yêu cầu sinh viên có trình độ chuyên môn cụ thể để theo học ngành tài chính, việc sở hữu thành tích học tập tốt (đặc biệt là về toán học) sẽ giúp con đường theo đuổi ngành tài chính của bạn trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ngành học tài chính mở ra nhiều cơ hội việc làm khác nhau cho các bạn sinh viên với mức lương cao. Sinh viên tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc tại các vị trí trong ngân hàng như quản trị rủi ro, định giá, phân tích tài chính, tín dụng ngân hàng, thanh toán quốc tế... Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty kế toán, kiểm toán hoặc các bộ phận kế toán, tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân nào.
Sau khi đã có thâm niên kinh nghiệm trong nghề, bạn có thể theo đuổi con đường trở thành nhà quản lý tài chính với một số nhiệm vụ chính như giám sát dòng tiền, lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn, quản lý ngân sách, cung cấp báo cáo tài chính, đảm bảo đáp ứng các quy định tài chính và đánh giá các cơ hội để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Ngành khoa học máy tính (Computer science) là một trong những câu trả lời cho câu hỏi “giỏi toán nên học ngành gì?” Ngành này bao gồm việc nghiên cứu một cách có hệ thống các thuật toán để hỗ trợ việc thu nhận, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Bạn sẽ được học về các nguyên tắc cơ bản của lập trình máy tính (computer programming) cũng như toán học nền tảng. Cụ thể, bạn sẽ cần thành thạo về toán học rời rạc - một nhánh toán học liên quan đến các đối tượng có giá trị riêng biệt - cũng như thành thạo về tổ chức máy tính, các thuật toán, lập trình và thiết kế phần mềm.
Công nghệ máy tính luôn là ngành học "hot", đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Bạn có thể theo đuổi cơ hội nghề nghiệp trong rất nhiều ngành nghề, tổ chức khác nhau: tổ chức tài chính, công nghệ thông tin, công ty sản xuất phần mềm, công ty truyền thông, cơ quan chính phủ, trường đại học và bệnh viện.
Các vị trí công việc phổ biến trong ngành có thể kể đến vị trí phân tích (kinh doanh, hệ thống hoặc kỹ thuật), quản trị viên (cơ sở dữ liệu hoặc mạng), các lĩnh vực phát triển khác (như web, trò chơi, hệ thống, sản phẩm, chương trình và phần mềm) hay các vị trí nghiên cứu học thuật về máy tính và các công nghệ liên quan.
Ngành thống kê đòi hỏi sinh viên phải thành thạo các kỹ năng phức tạp và các phương pháp thu thập thông tin, phân tích dữ liệu tiên tiến. Được giảng dạy trong các khoa toán tại các trường đại học, thống kê có thể được xem là một nhánh của xác suất toán học. Chính vì vậy, một nền tảng vững chắc về toán học là điều cần thiết cho bất cứ ai muốn theo học thống kê. Bên cạnh đó, ngành học này cũng đòi hỏi sự hiểu biết liên quan tới các môn khoa học xã hội như kinh tế, xã hội học, kế toán và tài chính,...
Tuy ngành học này khá phức tạp nhưng nguyên tắc cơ bản của ngành xoay quanh các vấn đề: thu thập và sắp xếp dữ liệu, phân tích dữ liệu và đưa ra diễn giải, kết luận dựa trên quá trình đó. Bạn sẽ được giao nhiệm vụ quản lý, thu thập và sắp xếp dữ liệu bằng các phương pháp khảo sát, thí nghiệm và phân tích theo ngữ cảnh. Sau đó, bạn có thể được yêu cầu tạo báo cáo và tư vấn cho khách hàng , đồng nghiệp về các chiến lược khả thi, ví dụ như đưa ra quyết định tài chính cho các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Ngành thống kê có tác động đến rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến dược phẩm, từ quảng cáo đến bảo hiểm. Vì thế, nếu vẫn băn khoăn học giỏi toán thì làm nghề gì, bạn có thể lựa chọn theo đuổi nghề nghiệp này trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau: khoa học tính toán, phân tích dữ liệu, khoa học môi trường, nghiên cứu thị trường, y tế và chăm sóc sức khỏe hay làm việc trong các vị trí về thống kê tại các bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
Từ robot cho đến hàng không, hay các công nghệ y tế đến thiết kế tòa nhà thông minh, ngành kỹ thuật (engineering) là một lĩnh vực rất rộng lớn và có nhiều chuyên ngành khác nhau cho bạn lựa chọn, tuỳ vào thế mạnh và sở thích của mình. Một số chuyên ngành kỹ thuật phổ biến có thể kể đến:
Khoa học vũ trụ (Aerospace Engineering)
Cơ khí Hóa chất và Vật liệu (Chemical and Materials Engineering)
Kỹ thuật xây dựng (Civil Engineering)
Cơ khí (Mechanical Engineering)
Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering)
Kỹ thuật môi trường (Environmental Engineering)
Để làm việc trong hầu hết các ngành kỹ thuật, bạn cần có kỹ năng toán học và khoa học tốt, tạo tiền đề vững chắc cho việc học các chuyên ngành chuyên sâu sau này.
Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Kỹ thuật thường được săn đón tại rất nhiều quốc gia trên toàn cầu, bởi ngành học này có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển nhiều lĩnh vực của đời sống. Sở hữu một tấm bằng Kỹ thuật, bạn có thể trở thành kỹ sư trong ngành nghề của bạn, hoặc lựa chọn chuyển sang các công việc khác như thiết kế, sản xuất và thử nghiệm các sản phẩm mới.
Một trong các ngành liên quan đến toán học khác mà bạn có thể cân nhắc đó là ngành phân tích dữ liệu. Đây là ngành khoa học ứng dụng sử dụng các kỹ thuật thống kê, lập trình và toán học để thu thập, xử lý, phân tích và giải thích dữ liệu. Từ đó, đưa ra những nhận định, dự đoán và báo cáo khoa học về một vấn đề cụ thể. Một số nội dung đào tạo của ngành học này bao gồm thống kê ứng dụng, khai phá dữ liệu, phân tích dự báo,...
Nhiều người cho rằng sinh viên ngành phân tích dữ liệu sau khi ra trường chỉ có thể đảm nhận vị trí Chuyên viên phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu tấm bằng ngành Phân tích dữ liệu và có nền tảng toán học vững chắc, cơ hội nghề nghiệp sẽ rất rộng mở với các vị trí như Chuyên gia phân tích trí tuệ doanh nghiệp, Kỹ sư khoa học dữ liệu, Kỹ sư dữ liệu, Chuyên gia phân tích định lượng,... Đây đều là những công việc đem lại cho bạn mức thu nhập hấp dẫn trong tương lai.
Bài viết được chỉnh sửa bởi tác giả Hoàng Thanh Phương vào ngày 16/08/2024
Đối với việc phát triển xã hội ngày nay thì việc giỏi ngoại ngữ không chỉ giúp bạn kiếm được việc làm mà còn có thể có mức lương mong muốn. Đặc biệt là tiếng Anh, ngôn ngữ được phổ biến trên toàn thế giới. Vậy bạn sẽ làm những công việc gì khi giỏi ngoại ngữ.
Đây là sự lựa chọn phổ biến cho nhiều sinh viên theo học chuyên ngành tiếng Anh. Ngoài những trường công lập, tư thục ở 3 cấp học, bạn có thể dễ dàng có một công việc giáo viên dạy tiếng Anh ở các trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ em và người lớn nữa. Điều kiện cần là bạn nắm chắc ngữ pháp và phát âm chuẩn, lưu loát.
2. Phiên dịch cho công ty nước ngoài
Thông thạo một ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ mang lại cho bạn những lợi thế lớn so với những đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của mình. Nghe-nói-viết tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn dễ dàng có một công việc phiên dịch cho những công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
Bạn yêu thích văn học hay báo chí? Với vốn tiếng Anh và khả năng diễn đạt của mình, bạn hoàn toàn có thể trở thành một biên dịch viên giỏi. Bạn sẽ giúp mang những bài báo, những tác phẩm văn học đến gần hơn với độc giả trong nước.
Hầu như các cơ quan báo chí đều cần các biên tập viên, phóng viên giỏi tiếng Anh để có thể dịch các tác phẩm báo chí nước ngoài và đăng tải trên báo của mình nhằm làm phong phú thêm nội dung tờ báo. Với vốn tiếng Anh của mình, bạn có thể trở thành một phóng viên, nhà báo hoặc biên tập viên.
5. Làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận
Ở Việt Nam, có hàng trăm tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động và ngôn ngữ là một trong những rào cản của họ với người bản địa. Với lợi thế tiếng Anh của mình, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển một vị trí trong tổ chức phi lợi nhuận để giúp đỡ những người còn gặp khó khăn trong xã hội.
6. Làm truyền thông cho công ty nước ngoài
Việc thông thạo tiếng Anh có thể giúp bạn dễ dàng có được một vị trí nhân viên truyền thông tại một công ty nước ngoài. Việc xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá sản phẩm và thương hiệu bằng tiếng Anh là một công việc thú vị và đầy thử thách dành cho bạn.
7. Làm biên tập viên hoặc soát lỗi cho một tạp chí
Nếu bạn nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh, việc soát lỗi cho một tạp chí, báo bằng tiếng Anh sẽ rất phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể làm việc như một biên tập viên hoặc soát lỗi cho một trang web. Hầu hết các trang web được thiết kế đều cần có người phụ trách để phần nội dung của nó trở nên phong phú hơn.
Hầu hết các công ty, tổ chức đều cần truyền thông để mọi người biết đến mình. Công việc viết tài liệu quảng cáo là một nhánh nhỏ trong công việc truyền thông đó. Bạn có thể phụ trách viết quảng cáo và chắc chắn sếp của bạn sẽ rất hài lòng nếu bạn có thể sử dụng 2 ngôn ngữ để diễn đạt.
9. Làm việc tại đài truyền hình
Hiện nay, rất nhiều đài truyền hình có các kênh riêng dành riêng cho người nước ngoài tại Việt Nam. Các đài truyền hình cũng cần những biên dịch để dịch các tác phẩm truyền hình, phim truyện của họ sang tiếng Việt. Và họ rất cần những người có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.
10. Làm việc tại đài phát thanh
Tương tự như truyền hình, đài phát thanh đang rất cần những người chuyên về tiếng Anh. Bạn có thể dịch tác phẩm báo chí từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại và bạn cũng có thể trở thành một phát thanh viên nếu bạn có thể diễn đạt ngôn ngữ này lưu loát.
Không chỉ là tiếng Anh, khi bạn biết thêm một ngôn ngữ thứ 2 nào khác thì cơ hội việc làm của bạn ngày càng rộng mở hơn. Vì vậy, hãy trau dồi thêm ngôn ngữ thứ 2 cho mình nhé!
Các bé 12 sắp thi ĐH đã chọn ngành xong chưa nè, chắc thời gian này các em đang bận rộn, lo lắng lắm hen? Chọn kế toán, giáo viên, marekting, hay tài chính-ngân hàng? Hồi trước, chị cũng từng có khoảng thời gian như vầy nhưng chị nhận ra nếu mình không có đủ thời gian để trải nghiệm các ngành nghề thì hãy tìm thông tin về các ngành này nhé ! Và các khối ngành STEM, khoa học, kỹ thuật cũng có thể là 1 lựa chọn để các em cân nhắc.
Hôm nay chị share với mọi người một bài viết rất hữu ích “Học địa lý để làm gì?” của bạn Trang Hà. Thử mạnh dạn tìm hiểu xem ngành Địa lý – nghe khá lạ này có gì thú vị không nhé ! Hay chị lập hẳn 1 seri về các ngành nghề cho các bác lựa chọn nhỉ
—————————————————————————————————————————————
Sau hơn 4 năm nghiêm túc theo đuổi ngành “Địa lý tự nhiên” trên giảng đường, “Học địa lý làm gì?” là câu hỏi mình tự hỏi và được hỏi nhiều nhất. À thì “Để chỉ đường cho chúng bạn” hay “À! Làm giáo viên giống mẹ mình nữa” hoặc đơn giản là “Để giải cứu thế giới ?!” … Nhưng thật ra, những câu trả lời này chẳng xác đáng nên khiến mình luôn thôi thúc tìm cho cùng “câu trả lời đúng đắn” cho lựa chọn của bản thân trong quá khứ.
Đây là một bài viết “tự trả lời bản thân” mình với sự quan sát thực tế, hiểu biết và kiến thức cá nhân đang dần tích lũy, nên thiếu sót và ngữ nghĩa chưa chính xác là điều khó tránh khỏi. Em biết trong danh sách friendlist của mình, em may mắn được kết bạn với các thầy cô giáo – những người là “cây đa”, “cây đề” trong ngành Địa lý – và các anh chị cũng đang bắt đầu nhiệt huyết theo đuổi ngành, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, tranh luận của thầy cô, anh chị. Em tin các thông tin thầy cô, anh chị bổ sung không chỉ là câu trả lời cho em mà còn cung cấp thông tin cho các em sinh viên Địa lý tương lai sau này.
Địa lý là 1 từ Hán Việt (?) có phiên âm từ chữ Hán
: phiên âm là địa, nghĩa là đất đai;
: phiên âm là lý, nghĩa là lý luận). Ghép nghĩa hai từ này vào, định nghĩa địa lý này được hiểu là những lý luận về đất đai và những điều xung quanh chúng.
Thật ra, thuật ngữ “địa lý – geography” đến từ người Hy Lạp cổ đại, người đầu tiên sử dụng là nhà toán học, địa lý và thiên văn Eratosthenes (276–194 TCN) (FYI: ông cũng là người được nhắc tới vì đã nghĩ ra hệ thống kinh độ và vĩ độ, cũng như tính toán ra kích thước của Trái Đất). Thuật ngữ này được ra đời trong bối cảnh những người Hy Lạp này cần một từ để mô tả các tác phẩm và bản đồ giúp họ hiểu về thế giới mà họ đang sống. Bên cạnh đó, “geography” được cấu tạo từ tiền tố “geo-” là có nghĩa là “of or relating to the earth” nghĩa là liên quan đến trái đất (1).
Để đưa ra một định nghĩa cụ thể và đầy đủ hơn, National Geographic Society (Hội Địa lý quốc gia Hoa kỳ) đã định nghĩa Địa lý (geography) là nghiên cứu về địa điểm và mối quan hệ giữa con người và môi trường của họ. Các nhà địa lý khám phá cả hai tính chất vật lý của bề mặt Trái đất và xã hội loài người trải rộng trên đó. Họ cũng kiểm tra cách con người tương tác với môi trường tự nhiên và cách các vị trí và địa điểm có thể có tác động đến con người. Địa lý tìm cách hiểu nơi mọi thứ được tìm thấy, tại sao chúng ở đó và cách chúng phát triển và thay đổi theo thời gian. (2)
Do vậy mà khi còn ngồi trên giảng đường, mình đã được học rằng Địa lý là một khoa học liên ngành, phức hợp và liên quan đến nhiều ngành khoa học học thuật khác (vật lý, kinh tế học … mà cụ thể mình sẽ trình bày ở phần sau), nghiên cứu về những quy luật, quá trình diễn ra trên bề mặt trái đất: sông ngòi, núi non, thực vật, con người,… Ngành Địa lý tạo nên cầu nối giữa khoa học tự nhiên (GPS, bản đồ…) và khoa học xã hội (kinh tế-xã hội, dân cư…). Địa lý cũng trở thành một phần quan trọng của các ngành học thuật khác, như hóa học, kinh tế và triết học. Trong thực tế, mỗi môn học đều có một số kết nối địa lý. Các nhà hóa học nghiên cứu nơi các yếu tố hóa học nhất định (ví dụ như vàng, bạc) có thể được tìm thấy. Các nhà kinh tế kiểm tra quốc gia nào giao dịch với các quốc gia khác và những tài nguyên nào được trao đổi….
Sẽ không ngạc nhiên, nếu vì sao chương trình Đại học của chúng mình học có nhiều chương trình thực địa như vầy, đó là để quan sát trực tiếp những “kỳ quan” được hình thành bởi đá vôi; hay so sánh nghề dệt thổ cẩm của người H’Mong và người Dao Đỏ ở Sapa hay đơn giản để đào và quan sát phẫu diện đất Ba Vì …
Nói một cách khác, ngắn gọn hơn, Địa lý nghiên cứu thế giới mà ta sống (cũng đơn giản mà nhỉ?
Ảnh: Chuyến thực địa mưa gió ở Bản suối Hai, Hòa Bình tháng 07.2018
Bởi vì nghiên cứu về địa lý rất rộng nên ngành học thường được chia thành các chuyên ngành. Ở cấp độ rộng nhất, địa lý được chia thành địa lý vật lý – địa lý tự nhiên (Physical Geography), địa lý nhân văn (Human Geography), kỹ thuật địa lý (Geographic Techniques ) và địa lý khu vực (Regional Geography) (2). Trong giới hạn của bài viết này, mình chỉ tập trung vào 02 nhánh lớn là Địa lý tự nhiên và Địa lí nhân văn cũng là các ngành quan trọng và thường xuyên được nhắc tới khi mình còn đi học Đại học, hai ngành còn lại mình sẽ cố gắng và bổ sung trong thời gian tới.
a. Địa lý tự nhiên – Physical Geography
Đây cũng là cụm từ gây tranh cãi của các thầy cô khoa mình khi in trên tấm bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên. Nguyên nhân bởi nếu viết Physical Geography là chưa đủ những kiến thức chúng mình được học – bởi chúng mình có học cả những môn học về Địa lý nhân văn – và điều này gây khó khăn cho chúng mình khi đi xin việc – chính mình cũng đã gặp phải khó khăn này khi apply làm trợ giảng ở khoa Địa lý trường ĐH Sư phạm HCM (mình giải quyết bằng cách giải thích). Quay lại với chuyên ngành này, đối tượng nghiên cứu của nhánh này là sự vận động của cảnh quan và môi trường. Do đó, các nhà địa lý vật lý (địa lý tự nhiên) nghiên cứu về các mùa Trái đất, khí hậu, khí quyển, đất, suối, địa hình và đại dương. Một số ngành học trong địa lý vật lý bao gồm địa mạo (geomorphology), glaciology, thủy văn (hydrology), khí hậu học (climatology), địa sinh học (biogeography) và hải dương học (2). Trong các chuyên ngành này, khi tham gia Vietnam Summer School of Science 2016 – một trường hè về khoa học dành cho các nhà nghiên cứu trẻ và muốn theo đuổi nghiên cứu – câu hỏi mình được hỏi lại nhiều nhất khi trả lời em học ngành gì đó là “nó là một dạng khác của địa chất à?”, “nó liên quan đến đất đá à?”. Không! Chúng mình không học chuyên sâu về địa chất, nhưng chúng mình có một chuyên ngành khác cũng liên quan về đất đá đó là địa mạo (geomorphology). Chuyên ngành nghiên cứu lấy địa hình và các quá trình hình thành nên chúng làm trọng tâm. Các nhà địa mạo học điều tra bản chất và tác động của gió, băng, sông, xói mòn, động đất, núi lửa, sinh vật và các lực khác hình thành và thay đổi bề mặt Trái Đất. Điều này sẽ được vận dụng vào rất nhiều các kiến thức khác nhau (Đơn giản bạn sẽ có kiến thức để tìm hiểu về hiện tượng phun trào núi lửa ở Indonexia cách đây vài ngày)
À, bạn đã bao giờ nghe tới hiện tượng El Nino trên tivi hay báo đài chưa? Chúng là một hiện tượng thời tiết theo chu kỳ của nhiệt độ bề mặt nóng lên ở Thái Bình Dương – và đây cũng là một ví dụ nhỏ của các nhà khí hậu học khi nghiên cứu hệ thống khí hậu Trái đất và tác động của nó lên bề mặt Trái đất. Cụ thể hơn, các nhà khí hậu học đưa ra dự đoán về El Nino. Họ phân tích những thay đổi khí hậu trên toàn thế giới đầy kịch tính do El Nino gây ra, chẳng hạn như lũ lụt ở Peru, hạn hán ở Úc và ở Hoa Kỳ, những điều kỳ lạ của những cơn mưa lớn ở Texas hay một mùa đông ấm áp bất thường ở Minnesota – mà đơn giản hơn là sao năm nay mùa đông Hà Nội có ít số ngày lạnh dưới 15 độ C hơn năm ngoái vậy?
b. Địa lý nhân văn – Human Geography
Địa lý nhân văn là nhánh khoa học xã hội và kinh tế của ngành Địa lý, đây cũng là chuyên ngành mình lựa chọn theo đuổi ở năm cuối cùng của sinh viên. Chuyên ngành địa lý này liên quan đến sự phân phối và mạng lưới của con người và văn hóa trên bề mặt Trái đất. Do vậy mà nhánh này có đối tượng nghiên cứu là con người và không gian sống của con người, sự vận động (dynamic) của con người với các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngành này đem đến câu trả lời cho các câu hỏi như:
– Vị trí của các hoạt động của con người được hình thành như thế nào? Nó kéo theo hình thái phân bố (Verbreitungsmuster) nào của dân cư, đô thị, hoạt động kinh tế nào? Các hình thái này chịu tác động của các điều kiện tự nhiên và môi trường nhân tạo như thế nào? – Các loại tác động qua lại (Wechselwirkungen) và hình thái liên kết (Verflechtungsmuster) nào có hình thành giữa các điểm có hoạt động nhân tạo? (ví dụ giữa một điểm hoạt động kinh tế và khu dân cư) – Có những kiểu tập trung nào của hoạt động nhân tạo ở quy mô khu vực, vùng miền, quốc gia? Tại sao các khu vực khác nhau trên Trái đất lại phát triển khác nhau? – Cấu trúc và sự phát triển không gian phải được định hình như thế nào trong tương lai để phù hợp với điều kiện về tài nguyên (ví dụ: phát triển giao thông, sử dụng đất, sức ép môi trường)?
Tóm lại, các bộ phận chính trong địa lý của con người phản ánh mối quan tâm với các loại hoạt động hoặc cách sống khác nhau của con người. Một số ví dụ về địa lý nhân văn bao gồm:
Cụ thể hơn, các nhà địa lý văn hóa nghiên cứu làm thế nào môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa con người, chẳng hạn như cách khí hậu ảnh hưởng đến các tập quán nông nghiệp của một khu vực? Các nhà địa lý chính trị nghiên cứu tác động của hoàn cảnh chính trị đến sự tương tác giữa con người và môi trường của họ, cũng như xung đột môi trường, chẳng hạn như tranh chấp về quyền sử dụng nguồn nước.
Bên cạnh đó, một số nhà địa lý nhân văn tập trung vào sự kết nối giữa sức khỏe con người và địa lý. Ví dụ, các nhà địa lý y tế tạo ra các bản đồ theo dõi vị trí và sự lây lan của các bệnh cụ thể. Họ phân tích sự chênh lệch về địa lý của việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Họ rất quan tâm đến tác động của môi trường đối với sức khỏe con người, đặc biệt là ảnh hưởng của các mối nguy môi trường như phóng xạ, nhiễm độc chì hoặc ô nhiễm nước. Mình đã được nghe cô Hà Thành nhắc tới một nghiên cứu về địa lý y tế này nhưng tiếc là mình chưa thể tìm lại tài liệu để làm trích dẫn cho bài viết này.
c. Kỹ thuật địa lý – Geographic Techniques
Có ai chưa từng nghe tới GPS hay xem một bản đồ chưa? Chawcsn chắn câu trả lời là rồi đúng không – mình cũng đã từng chật vật đoán tên các quốc gia trên bản đồ trong giờ học Địa lý hồi cấp 3. Thứ đầu tiên khiến mình mường tượng địa lý hồi năm nhất là gì chính là GPS và bản đồ đấy
Các chuyên gia về kỹ thuật địa lý (Geographic Techniques) nghiên cứu các cách thức theo các quy luật địa lý, chúng có thể được phân tích và trình bày bằng các phương pháp và công nghệ khác nhau. Bản đồ hay bản đồ học, có lẽ là cơ bản nhất trong số này. Đây cũng là công cụ mạnh nhất để địa lý sử dụng trong suốt các thời đại. Ngày nay, gần như toàn bộ bề mặt Trái đất đã được lập bản đồ với độ chính xác đáng kể và phần lớn thông tin này có sẵn ngay lập tức trên internet. Một trong những trang web đáng chú ý nhất là Google Earth, nơi cho phép mình đi đến mọi nơi trên Trái đất để xem hình ảnh vệ tinh, bản đồ, địa hình, tòa nhà 3D, từ các thiên hà ngoài vũ trụ đến các hẻm núi của đại dương —> Cũng 1 dạng du lịch một mình không tốn quá nhiều chi phí (như di chuyển, khách sạn, dĩ nhiên nó cũng có điểm yếu là bạn không được cầm chạm, sờ tận tay vào chúng)
Khi internet và công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, các hệ thống máy tính cho phép tính toán chính xác cách thức mọi thứ được phân phối và liên quan đến nhau đã khiến nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý (GIS) trở thành một chuyên ngành ngày càng quan trọng trong địa lý. Sự phổ biến và tầm quan trọng của GIS đã tạo ra một ngành khoa học mới được gọi là khoa học thông tin địa lý (GISci). (FYI: Ngành khoa học thông tin địa lý không gian mới được mở thêm từ 2018 ngay tại khoa Địa lý trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN mình từng học: mọi người xem thông tin về chương trình học tại đây:
) Hệ thống thông tin địa lý là cơ sở dữ liệu mạnh mẽ thu thập tất cả các loại thông tin (bản đồ, báo cáo, thống kê, hình ảnh vệ tinh, khảo sát, dữ liệu nhân khẩu học, v.v.) và liên kết từng phần dữ liệu với một điểm tham chiếu địa lý, chẳng hạn như tọa độ địa lý. Dữ liệu này, được gọi là thông tin không gian địa lý, có thể được lưu trữ, phân tích, mô hình hóa và thao tác theo những cách không thể có trước khi công nghệ máy tính GIS tồn tại. —> Thật sự mình không giỏi công nghệ lắm, nhưng GPS và google map đúng là cứu tinh người con gái thích đi và thích ngắm nhìn xung quanh hơn là nhớ tên đường như mình.
d. Địa lý khu vực – Regional Geography
Các nhà địa lý khu vực có một cách tiếp cận chuyên môn khác nhau, hướng sự chú ý của họ đến các đặc điểm địa lý chung của một khu vực. Một nhà địa lý khu vực có thể chuyên nghiên cứu về Việt Nam, quan sát và ghi chép lại con người, quốc gia, sông, núi, sa mạc, thời tiết, thương mại và các thuộc tính khác của một khu vực địa lý (lục địa, châu lục, quốc gia, tỉnh/thành phố…) . Có nhiều cách khác nhau bạn có thể xác định một khu vực. Bạn có thể nhìn vào vùng khí hậu, vùng văn hóa hoặc vùng chính trị. Thông thường các nhà địa lý khu vực có một đặc sản địa lý vật lý hoặc con người cũng như một đặc sản khu vực. Mình biết một số trường đại học (đặc biệt là ở Nhật Bản – như ĐH Kansai) có hẳn chuyên ngành Việt Nam học cho nhiều sinh viên bản địa tìm hiểu về văn hóa, kinh tế … về Việt Nam.
“Học ngành này để làm gì” là câu hỏi cần tự trả lời của mỗi người trên hành trình tìm kiếm cái tôi giữa vũ trụ
)). Mình cũng chưa đủ kinh nghiệm để “hướng dẫn” mọi người tìm việc, vì đôi lúc việc làm còn là duyên và đôi chút may mắn cộng thêm nghị lực, mục tiêu của bản thân nữa (mình cũng bao giờ là master trong vấn đề này). Mình chỉ mong những thông tin mình tìm hiểu được sẽ cung cấp thêm cho mọi người các thông tin cơ bản, khách quan nhận thức rõ hơn về ngành học địa lý. Và cho mình thêm tự tin về lựa chọn của mình trong quá khứ.
Như đã nói ở ban đầu, câu trả lời trước đây của mình chỉ đơn giản học địa lý sau này sẽ làm giáo viên, sau này bổ sung thêm được đó là vẽ bản đồ và phỏng vấn viên (vì đặc thù của ngành mình sử dụng dữ liệu phiếu hỏi interview). Nhưng sau khi đọc bài viết của Duy Linh – một cậu bạn du học sinh cùng học vè Địa lý (trích dẫn về nguồn bài viết mình đặt ở bên dưới bài viết này), mình nghiêm túc tìm đọc thêm thông tin về các cơ hội nghề nghiệp nhiều hơn ở ngành của mình. (FYI: để xem rõ hơn chi tiết các cơ hội mọi người có thể xem mục 4 phần II trang 8 trong văn bản hướng dẫn về ngành học của mình được công bố trên website của khoa/ Link: http://bit.ly/2QRK2LE)
Mình sẽ liệt kê một số ngành nghề điển hình ở đây nhé:
Trí thức vốn là 1 dạng tài nguyên đặc biệt cần được tìm tòi và chia sẻ. Và giáo viên, giảng viên là người giúp ta tiếp nhận những kiến thức đấy. Với kiến thức chuyên môn về Địa lý chúng mình có thể giảng dạy môn địa lý ở các trường trung học, cấp 3, đại học (dĩ nhiên với mỗi cấp học bạn cần tích lũy kiến thức và bằng cấp để phù hợp với khung chương trình của từng bậc học). Để được đi dạy cấp 2, cấp 3 bên cạnh các yêu cầu của từng trường, bạn phải có “chứng chỉ” sư phạm để bạn hành nghề “gõ đầu trẻ”. Để được làm giảng viên chính thức, bạn ít nhất cần có bằng Tiến sỹ (một phần là minh chứng về khả năng nghiên cứu và trữ lượng kiến thức của bản thân). Sau nhiều năm là con giáo viên, được đi học và dạy học giúp mẹ mình phát hiện ra, bên cạnh kiến thức về địa lý, kỹ năng sư phạm truyền đạt cho học sinh, sinh viên là điều cần phải trau dồi, mình hiểu nhưng không biết cách giúp người khác hiểu điều mình hiểu thì cũng là vô ích. Tuy nhiên, số lượng giáo viên (chứ không phải giảng viên nhé) giảng dạy ở mỗi trường không nhiều (vì số lượng tiết học Địa lý trong chương trình khá ít từ 1-2 tiết địa lý /1 tuần và phụ thuộc vào số lớp học sinh nữa…), nhưng ở Việt Nam số lượng trường học cấp 2, 3 không phải nhỏ, nếu huyện/thị xã nơi bạn ở chưa có chỉ tiêu tuyển bạn thử tìm ở một huyện hàng xóm hay ở một trường tư nhân nào khác xem nhé ^^). Và dĩ nhiên, kỹ năng sư phạm là điều bạn nên thường xuyên trao dồi và chuẩn bị trước.
Vì Duy Linh viết phần này khá đầy đủ và khách quan nên mình xin phép trích dẫn về cơ hội nghề nghiệp này: “Trong kỷ nguyên của công nghệ, không có ngành nào là không đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. Với sản phẩm là ngân hàng dữ liệu địa lý và hình ảnh biểu diễn trực quan, GIS có vai trò lớn trong phân tích không gian (spatial analysis). Phân tích không gian đem lại cái nhìn toàn cảnh nhưng cũng chi tiết cho người hoạch định chính sách, nhà kinh tế, các tổ chức bảo vệ môi trường hay cả người nghiên cứu lịch sử. Các chuyên gia GIS có thể làm việc tại các công ty chuyên về Geo-Informatics, các công ty này thường xuyên có hợp đồng làm việc với các viện nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế, các nhà khoa học… Bên cạnh đó, chuyên gia GIS cũng có thể làm việc trong nhiều viện nghiên cứu, các sở, các bộ…”
Đâyy là một ví dụ minh họa về sản phẩm bản đồ
Ảnh: Bản đồ tổng hợp các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La (2011 – 2015)
(Nguồn ảnh: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 3 (2017) 53-66)
Trong thực tế, các bạn học chuyên ngành bản đồ cùng lớp Đại học với mình vẫn vẽ bản đồ cho các anh chị làm Tiến sỹ, Thạc sỹ… để kiếm thêm thu nhập. Vì thao tác thực hiện trên GIS và bản đồ không phải tích lũy ngày 1 ngày 2 được, nó cần liên tục update và thực hiện thường xuyên – nếu bạn muốn tiết kiệm và làm việc hiệu quả. Trăm hay không bằng tay quen là vì thế.
2.5 Các ngành nghề về hợp tác phát triển
Giống như tên gọi, đây là công việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho con người, phát triển bền vững đó có thể là hoạt động đến nhóm đối tượng yếu thế (trẻ em, người phụ nữ ở các vùng nông thôn…) hay các hoạt động cứu trợ nhân đạo (tại các vùng có thảm hoạ tự nhiên, vùng núi cao, hải đảo…) hay giáo dục hay nông nghiệp…
“Trong lĩnh vực này, các nhà địa lý (NĐL) có thể trở thành những ứng viên nổi bật bởi hiểu biết và lối suy nghĩ bao quát, phức hợp (liên kết nhiều “lớp” của cuộc sống với nhau: tự nhiên, kinh tế, chính trị…) và kĩ năng làm việc trong môi trường có tính đa dạng (diverse)
Ví dụ như Tổ chức A muốn phát triển dự án FairTrade tại tỉnh Đak Nông với sản phẩm là cà phê và các dự án giáo dục về phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc ở đây, họ chắc chắn sẽ cần những người am hiểu về: điều kiện tự nhiên, cơ cấu dân số, phong tục tập quán, luật pháp, NGÔN NGỮ đồng thời có các kĩ năng làm việc cần thiết như: thu thập dữ liệu, xử lí dữ liệu, GIS, quản lí dự án… Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ngành địa lý, viết luận án về chủ đề sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, mình đoán bạn có khả năng khá cao được nhận vào làm cho tổ chức A” (3). Ở ví dụ mang tính cá nhân, trong vòng phỏng vấn nhóm vào một văn phòng nhỏ của Bộ Khoa học và Công nghệ, kiến thức địa lý đã giúp mình tổng kết và khái quát khu vực trong câu hỏi team-work – điều này mình có ưu thế hơn 02 bạn học Ngoại Thương và 01 bạn học ngôn ngữ Nga ở ĐH Hà Nội. Điều này góp phần giúp mình pass lần phỏng vấn ấy.
Ngoài ra, nhờ học Địa lý và tập làm nghiên cứu khoa học sinh viên, mình quen biết được rất nhiều người hay ho và khám phá được bản thân mình thích được đi và đắm chìm trong văn hóa địa phương mới như thế nào. Được cô bạn thân (vốn học về Luật) hỏi về sự thay đổi của lớp thực vật trên đoạn đường từ Đà Lạt đến Phan Rang khiến tim mình rộn ràng.
KẾT: Thật ra có rất nhiều lĩnh vực mà một nhà địa lý có thể góp sức và cống hiến (như phát triển đô thị, đói nghèo, bất bình đẳng hay các ngành nghề liên quan về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững). Ngược lại, chúng mình cũng phải tự xác định mục tiêu của mình để lập kế hoạch chuẩn bị những hành trang (kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đó). Ví dụ: mình thích đọc về đói nghèo, biến đổi khí hậu và phong tục văn hóa thay đổi ở các thời kỳ phát triển đô thị…, mình hay sử dụng các trang báo này:
Cô bạn mình gắn bó trên đại học, giờ đã là cửa hàng phó của chuỗi cửa hàng bán lẻ Vinmart sau gần 1 năm cống hiến. Mình cũng biết có chị gái học K56 Văn chỉ vì đam mê với con người và tự nhiên mà chị ấy sẵn sàng làm nhiều công việc khác nhau (từ biên dịch, làm da handmade, giúp việc ở các trang trại…) để thực hiện chuyến xuyên Việt tìm hiểu về những mảnh đất dọc Việt Nam hình chữ S này.
Suy cho cùng, con người đến trái đất không phải là để làm những điều có ích cho trái đất sao? Ngành học ở đại học chỉ là 1 chấm nhỏ để giúp bạn quyết định bạn sẽ có ích với trái đất bằng cách nào (what) hay như thế nào (how).