Y đa khoa là ngành học nhận được nhiều sự ngưỡng mộ không chỉ đối với thí sinh và phụ huynh mà đối với tất cả mọi con người. Bởi vì ngành Y đa khoa thực sự là ngành học có thể “cứu cả thế giới”. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành học này.
Y đa khoa là ngành học nhận được nhiều sự ngưỡng mộ không chỉ đối với thí sinh và phụ huynh mà đối với tất cả mọi con người. Bởi vì ngành Y đa khoa thực sự là ngành học có thể “cứu cả thế giới”. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành học này.
Lĩnh vực Y đa khoa là một ngành nghề đặc thù, tập trung vào sức khỏe và tính mạng của con người, vì vậy chương trình đào tạo Y khoa thường đòi hỏi thời gian và công sức hơn nhiều so với các ngành học khác.
Trong khi các ngành khoa học xã hội, kỹ thuật công nghệ, và sư phạm thường có thời gian đào tạo là 4 năm, sinh viên Y khoa phải dành ít nhất 6 năm trong những năm thanh xuân để hoàn thành chương trình học, và đạt được tấm bằng bác sĩ đa khoa.
Chương trình đào tạo Y khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo kéo dài 6 năm, chia thành 12 học kỳ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, để trở thành một bác sĩ giỏi, có đủ kỹ năng để chữa trị bệnh nhân, sinh viên còn phải dành thêm nhiều năm nữa để tiếp tục học nâng cao chuyên môn, bao gồm cả các chuyên khoa I, chuyên khoa II... Điều này có thể lấy đi ít nhất 10 năm trong tuổi trẻ của các bạn.
Học ngành Y đa khoa đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kỹ năng thực hành liên tục. Sinh viên trong ngành thường phải dành nhiều thời gian vào phòng thực hành và thực tập tại bệnh viện, và điều này trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của họ.
Thực tập trong ngành Y đa khoa thường đòi hỏi sinh viên phải đối mặt với không chỉ máu mà còn các ca chấn thương và tai nạn với nhiều mức độ khác nhau. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với những ai có nỗi sợ máu và thiếu sự can đảm, và họ cần phải vượt qua điều này để tiến xa trong ngành. Do đó, việc chọn học ngành Y đa khoa không chỉ đòi hỏi sự học hỏi về kiến thức y học mà còn yêu cầu sự gan dạ và sẵn lòng đối mặt với những tình huống khó khăn và đầy thách thức.
Ngành Y thường là một trong những ngành học "đánh rớt" thí sinh nhiều nhất trong các kỳ tuyển sinh, với yêu cầu về điểm số cao và mức độ cạnh tranh gay gắt. Điều này dẫn đến tình trạng không ít thí sinh có điểm số cao nhưng vẫn không thể đậu vào các trường Y.
Mặc dù là một ngành học đầy thách thức, nhưng ngành Y đa khoa vẫn mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho những ai muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của y học tại Việt Nam. Với tính chất quan trọng của công việc, ngành Y đa khoa vẫn luôn được xã hội trọng vọng và tin tưởng.
Việc trở thành một bác sĩ không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là một trách nhiệm và sứ mệnh cao cả, đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe và chăm sóc cho cộng đồng. Điều này khiến cho ngành Y đa khoa luôn được đánh giá cao và là lựa chọn của nhiều người có khát vọng góp phần vào sự phục vụ và cứu chữa cho con người.
Là ngành học hot, có nhiều thí sinh theo học và làm việc nên trên cả nước ta lượng trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Y đa khoa cũng tương đối nhiều, tạo thêm nhiều cơ hội cho các thí sinh được lựa chọn trường phù hợp với mình. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Y đa khoa:
- Ngành Y đa khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
Ngành Y đa khoa luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm. Nếu bạn có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong khoảng điểm này hoặc hơn thì bạn có thể tự tin để nộp nguyện vọng các trường có đào tạo ngành này.
Để biết được học ngành Y đa khoa có khó không, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.
Di truyền học- Sinh học phân tử
Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 1
Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 2
Thực tập Điều dưỡng (Skill lab+Bệnh viện)
Dinh dưỡng - Vệ sinh AT thực phẩm
Phương pháp nghiên cứu Khoa học
SK môi trường và SK nghề nghiệp
Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng
Tổ chức và quản lý y tế - y tế quốc gia
Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng
Theo Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tai Mũi Họng của Y đa khoa chuyên về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thông thường của tai mũi họng, cũng như các khối u và dị tật bẩm sinh ở vùng đầu và cổ, sử dụng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật, sửa chữa qua kính hiển vi hoặc nội soi, loại bỏ u ác tính, và các thủ thuật như Bondy, phẫu thuật khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, và đốt cuốn mũi. Các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng bao gồm viêm họng, ù tai, viêm mũi không phải do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amiđan, viêm vòm họng, viêm xương cấp, polyp dây thanh, và ung thư thanh quản.
Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:
Làm nghề Y sĩ đa khoa bạn cũng có cơ hội để trở thành các điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành Y đa khoa khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
Cũng giống như những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế thì ngành Y đa khoa cũng cần những tố chất nhất định thì bạn mới có thể làm việc lâu dài và gắn bó với nghề. Đó là:
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Y đa khoa và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Mặc dù Y đa khoa là ngành học rất nhiều người mong muốn theo đuổi nhưng với khối lượng kiến thức lớn và đầu vào điểm chuẩn cao nên không phải ai cũng phù hợp với nó. Để có thể dấn thân lựa chọn thì các sinh viên cần hiểu những gì cần nỗ lực và học y đa khoa bao gồm những ngành gì để có mục tiêu phấn đấu lâu dài. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn thì những nội dung Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định.
Chuyên ngành Y học cổ truyền của Y đa khoa áp dụng các phương pháp chữa bệnh từ Đông Y kết hợp với y học hiện đại, và các kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, và khí công dưỡng sinh để điều trị các bệnh lý như về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng sau tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên ngành này còn tiến hành nghiên cứu dược lý, kế thừa kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo tiêu chuẩn khoa học, và nghiên cứu về tế bào, nuôi cấy, và thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được điều trị tại chuyên ngành Y học cổ truyền bao gồm viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, và rối loạn kinh nguyệt.
Các kỹ thuật trong Y học cổ truyền đang được sử dụng bao gồm điện châm, hào châm, ôn châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bấm huyệt, và cứu điếu ngải...