Cập nhật lần cuối: Thứ hai, 26 Tháng 6 2023 02:07 | Viết bởi Phan Thanh Thuan
Cập nhật lần cuối: Thứ hai, 26 Tháng 6 2023 02:07 | Viết bởi Phan Thanh Thuan
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta sẽ đến với bài học sau đây.
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên A. Kiến thức trọng tâm I. Môi trường
Môi trường là tổng hợp những nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế – xã hội có tác động tới một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng. 2. Phân loại
Môi trường tự nhiên: địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật… Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ xã hội như trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp. Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự cho phối của con người (nhà ở, nhà máy, thành phố…). 3. Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người,con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên. Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào con người,con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại. II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người.
Là không gian sống Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên Là nơi chứ đựng các chất thải 2. Vai trò
Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng nhưng không quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. III. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. 2. Phân loại
Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch. Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người: Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản. Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng. Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước. B. Bài tập và hướng dẫn giải Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.
=> Xem hướng dẫn giải Trang 160 sgk Địa lí 10
Em hãy chứng minh rằng sự tiến hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.
=> Xem hướng dẫn giải Trang 160 sgk Địa lí 10
Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.
=> Xem hướng dẫn giải Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải Câu 2: Trang 161 sgk Địa lí 10
Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm?
=> Xem hướng dẫn giải Câu 3: Trang 161 sgk Địa lí 10
Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta có biện pháp bảo vệ môi trường?