Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Tỉnh Đồng Nai

Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Tỉnh Đồng Nai

Tên đầy đủ: Cộng hoà Cu-ba (Republic of Cuba)

Tên đầy đủ: Cộng hoà Cu-ba (Republic of Cuba)

Chiều ngày 11/02/2022, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tiếp thân mật ông Hoàng Duy Hùng - Luật sư người Mỹ gốc Việt, người sáng lập kênh Youtube “Góc nhìn Hoàng Duy Hùng”

Tham dự buổi tiếp có nhà báo Trường Nguyễn, chủ Kênh Youtube “Viet Nam Today”, đại diện lãnh đạo Ban Châu Mỹ và Ban Công tác đa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cảm ơn luật sư Hoàng Duy Hùng về tấm lòng hướng về quê hương và những đóng góp của luật sư đối với đất nước. Thông qua “Góc nhìn Hoàng Duy Hùng”, luật sư đã truyền tải thông tin một cách rất gần gũi, dễ hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Việt Nam đến với người Việt Nam ở nước ngoài. Đại sứ Nguyễn Phương Nga mong muốn luật sư Hoàng Duy Hùng cùng các cộng sự của mình sẽ tiếp tục là kênh thông tin quan trọng, góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của bà con người Việt ở nước ngoài để cùng hướng về xây dựng quê hương, đất nước. Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam luôn là một cầu nối gắn kết người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc và hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với luật sư trong thời gian tới trên lĩnh vực thông tin đối ngoại nói riêng cũng như đối ngoại nhân dân nói chung.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp và làm việc với luật sư Hoàng Duy Hùng và những thành viên trong đoàn. Tháng 8 năm 2020, kênh Youtube Góc nhìn Hoàng Duy Hùng đã đăng tải loạt bài viết “Sự thật về Biển Đông” của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam. Sau khi đăng tải, loạt bài đã thu hút hàng triệu lượt người xem và nhận được sự phản hồi tích cực, giúp bạn bè quốc tế cũng như người Việt Nam ở trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về vấn đề Biển Đông và quan điểm của Việt Nam.

Mộ Trạch là một trong bốn làng của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng, được mệnh danh là "Làng tiến sĩ", "Làng khoa bảng", "Làng tiến sĩ xứ Đông",…

Trong một buổi chiều thu trời se lạnh, qua cánh cổng uy nghi rồi đi hết con đường làng với hàng cau vua thẳng tắp, trước mắt dần hiện ra làng Mộ Trạch.

Mộ Trạch - "Làng tiến sĩ xứ Đông"

Mộ Trạch là một trong bốn làng của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nơi đây nổi tiếng là đất khoa bảng, được mệnh danh là “Làng khoa bảng”, "Làng tiến sĩ xứ Đông".

Làng Mộ Trạch có nhiều dòng họ sinh sống nhưng chiếm phần đông nhất chính là dòng họ Vũ, đây là nơi phát tích dòng họ Vũ Việt Nam.

Làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng và được mệnh danh là "Làng tiến sĩ xứ Đông". Ảnh: Bằng Vũ

Mộ Trạch được mệnh danh là "Làng tiến sĩ xứ Đông", "Làng bảng khoa" vì có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước. Trải qua bao năm tháng, nơi đây vẫn giữ được vẻ cổ kính và bình dị như bao làng quê khác vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Người dân làng Mộ Trạch xưa và nay đều lấy nghề nông làm trọng nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là một tinh thần hiếu học được duy trì qua hàng nghìn đời nay.

Đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của cụm di tích lịch sử văn hóa đình - miếu làng Mộ Trạch, là câu chuyện về giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn. Người dân làng Mộ Trạch cũng giữ vững một niềm tin rằng, thế hệ con trẻ thông minh, học giỏi, "học một biết mười" là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng và tinh hoa đất trời,...

Là một người dân sinh ra tại vùng đất hiếu học, ông Vũ Xuân Quân, hiện đang công tác tại Thư viện TP.Hải Dương cho biết, dù không thuộc bậc lão làng nhưng những câu chuyện về nguồn gốc, về thành tích bảng khoa của các bậc hiền nhân, ông đều nắm rõ.

"Gọi làng Mộ Trạch quê tôi là làng tiến sĩ, trong chữ Hán gọi là 'tiến sĩ sào'. Sào có nghĩa là tổ chim với ý nghĩa làng Mộ Trạch giống như một tổ chim ủ trứng ấp, nở ra nhiều người học giỏi, đạt được học vị cao quý là trạng nguyên, tiến sĩ", ông Quân tự hào kể lại.

Đình làng Mộ Trạch. Ảnh: Mạnh Tỏi

Theo những tư liệu lưu trữ, làng Mộ Trạch từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII (thời Hồng Đức) có 36 người đỗ tiến sĩ, 1 trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn.

Khoa thi Bính Thân vào năm 1656 , cả nước có 3.000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3 người.

Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là "Nhất gia bán thiên hạ" có nghĩa là "một làng bằng nửa thiên hạ".

Theo lời kể, làng Mộ Trạch cũng là nơi nơi "chôn nhau cắt rốn" của Trạng Cờ Vũ Huyên, Trạng Toán Vũ Hữu, Trạng Vật Vũ Phong, Trạng Chạy Vũ Cương Trực và Trạng Chữ Lê Nai (đỗ Trạng Nguyên). Trải suốt hơn 5 thế kỷ từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời Vua Lê, Chúa Trịnh, luôn luôn có các bậc anh tài làng Mộ Trạch.

Trong 82 văn bia còn lại tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có đến 18 bia khắc tên 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Còn tại Văn Miếu Mao Ðiền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thì có đủ tên của 36 tiến sĩ làng Mộ Trạch.

Cổng tam quan mới kiến tạo của đền thờ Tổ dòng họ Vũ.

Vùng đất thiêng nuôi nấng bao thế hệ anh tài

Người dân Mộ Trạch suốt bao đời nay đều răn dạy con cháu về truyền thống hiếu học, học để thoát nghèo đói và làm rạng rõ dòng họ, tổ tiên. Mộ Trạch ngày nay lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn không ngừng phấn đấu đỗ đạt thành tài.

Tính đến thời điểm hiện tại, làng bảng khoa Mộ Trạch đã có thêm nhiều tiến sĩ khác. Các thế hệ con cháu có địa vị cao không chỉ trong nước mà còn vươn xa đến tầm quốc tế. Có thể kể đến như Đỗ Khắc Thịnh đỗ Tiến sĩ Vật lý ở Nhật Bản, Đặng Vũ Phương Nghi đỗ Tiến sĩ Văn học ở Pháp, Tiến sĩ Hoá học Vũ Đàm ở Mỹ mới ở độ tuổi 30 nhưng đã có những công trình lừng lẫy khiến tổng thống Mỹ đích thân mời ông phụ trách việc thẩm định và cấp bằng sáng chế cho các công trình phát minh trong nước và quốc tế thuộc cục phát minh, sáng chế Mỹ… và nhiều người thành tài, công tác tại các bộ, ngành,...

Người dân Mộ Trạch suốt bao đời nay đều răn dạy con cháu về truyền thống hiếu học. Ảnh: mạnh Tỏi

Từ năm 2010 đến nay, làng Mộ Trạch có 3.200 nhân khẩu, nhưng đã có gần 600 người đỗ đại học chính quy. Mới đây nhất, năm 2020, làng có 16 em đỗ các trường đại học được đánh giá nằm trong top đầu tại Việt Nam. Danh sách học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh qua các năm của làng cũng dày đặc, mỗi năm đều có hàng chục em đạt thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

Bên cạnh đó, các thế hệ hiện tại của làng Mộ Trạch còn có nhiều người lựa chọn theo con đường du học nước ngoài, mà chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Người xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”, làng “Chằm” ở đây là làng Mộ Trạch và ý muốn nói đến mạch chữ không ngừng chảy ở mảnh đất hiếu học, nhiều nhân tài này.

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm "Làng tiến sĩ" bao đời nay.

Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để mạch chữ xứ Đông luôn chảy mãi.