Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
Sinh viên được đào tạo trong vòng 2 năm, theo lộ trình:
Sau chương trình học, sinh viên phải thực hiện chương trình thực tập bắt buộc kéo dài ít nhất 40 ngày tại các công ty kiến trúc, công ty thiết kế hoặc các tổ chức….
Sinh viên theo học chứng chỉ trong vòng 1 năm với 3 mođun lý thuyết:
(Học phí tham khảo, vui lòng liên hệ du học SmartA để được hỗ trợ thông tin học phí mới nhất).
Vui lòng liên hệ SmartA để được hỗ trợ thông tin học bổng mới nhất của trường.
Liên hệ Kết nối du học Pháp SmartA ngay để được MIỄN PHÍ hồ sơ đăng ký dự tuyển tại các trường mà SmartA là đại diện tuyển sinh
2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384
3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518
1. Địa chỉ văn phòng tại Hà Nội: Tầng 4, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
2. Địa chỉ liên hệ tại Châu Âu: H91 A722 Apartment 2, Lisdonagh, Bishop O’donnell Road, Galway, Ireland
3. Địa chỉ liên hệ SmartA Canada: 1322 Rockland Ave, Victoria, BC V8S 1V6, Ca
Email: [email protected] / [email protected]
CampusArt là một mạng lưới gồm 120 cơ sở đào tạo Đại học của Pháp có các chương trình đào tạo về nghệ thuật, thiết kế, thời trang, âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật 3D, … do Cơ quan Campus France Paris thành lập, với sự hỗ trợ của các Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới, Bộ Ngoại giao và Phát triển Quốc tế, Bộ Văn hóa cũng như ANdÉA (Hiệp hội các trường nghệ thuật quốc gia).
CampusArt cung cấp thông tin cho sinh viên trên toàn thế giới về các chương trình đào tạo nghệ thuật từ trình độ dự bị tiếng kết hợp học nghệ thuật (FLE+ART), Cử nhân, Thạc sĩ, sau Thạc sĩ cho đến Tiến sĩ, đáp ứng nhu cầu của học sinh sinh viên quốc tế. Các chương trình đào tạo tính đến thời điểm này đã lên tới con số 400, chủ yếu được giảng dạy tại các trường Đại học nghệ thuật và kiến trúc công lập hoặc tư thục và các trường Đại học tổng hợp, các chương trình này đều nằm trong danh mục hiện ở trang chủ.
Bạn đang có dự định học nghệ thuật, thiết kế hay kiến trúc ? CampusArt sẽ giúp bạn dự tuyển trực tuyến nhanh chóng vào hơn 70 trường với duy nhất chỉ một hồ sơ !
Mở dự tuyển thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 2. Sau đó là phỏng vấn xét tuyển. Các trường trả lời kết quả dự tuyển trong tháng 3.
Song song với việc dự tuyển trên CampusArt, bạn cần làm theo quy trình Études en France. Bạn tuân theo lịch trình phù hợp với chương trình đào tạo mà bạn chọn (xem đoạn trên).
Một số trường có trên trang CampusArt nhưng lại không có trên Études en France, đừng vội lo lắng. Hãy tham khảo bài viết : các trường không liên kết.
Kiến trúc là ngành học hấp dẫn, cần thiết trong mọi thời đại. Tuy nhiên, ngành Kiến trúc là gì, học ngành Kiến trúc ra trường làm gì thì không phải ai cũng hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Ngành Kiến trúc là một lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, tập trung vào việc tổ chức sắp xếp không gian và lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Ngành học này đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy logic, khả năng thẩm mỹ và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ngành Kiến trúc đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các công trình kiến trúc như nhà ở, bệnh viện, trường học,... là những công trình thiết yếu cho sự phát triển của xã hội.
Ngành Kiến trúc là gì? Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì? là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành học hấp dẫn này.
Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kiến trúc có thể đảm nhận các công việc tại:
- Các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,…
- Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng
- Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, học viện, trung tâm dạy nghề
- Cán bộ kinh tế, kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu…
- Ban Quản lý dự án, công trình của chủ đầu tư.
- Mức lương khởi điểm cho Kiến trúc sư mới ra trường thường dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng.
- Sau 1-2 năm kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên từ 10-15 triệu đồng/tháng.
- Với 2-5 năm kinh nghiệm, kiến trúc sư có thể nhận mức lương từ 15-25 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, với những nhân sự giỏi, lương và thu nhập không giới hạn.
Kiến trúc là một trong những ngành học năng động, sáng tạo, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tại sao nên học Kiến trúc tại trường Đại học Đại Nam?
- Chỉ mất 4,5 năm (14 kỳ) để hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kiến trúc. Sinh viên ra trường nhận bằng Kiến trúc sư.
- Sinh viên ngành Kiến trúc DNU sau khi nhập học thành công được nhận ngay học bổng khóa học DIỄN HỌA NỘI THẤT giá trị tương đương 15 triệu đồng/sinh viên.
- Sinh viên được đi thực tập, tham quan kiến trúc xuyên Việt vào năm thứ 3 đại học.
- 100% sinh viên được kết nối việc làm đúng chuyên ngành có thu nhập từ năm thứ 3 đại học.
- Sinh viên được tham gia vào các khóa huấn luyện do các chuyên gia, giảng viên với kinh nghiệm thực tiễn cao, thực hành các dự án thực tế; đảm bảo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và có mức thu nhập cao ngay sau khi ra trường.
- Sinh viên có cơ hội được thực hành, thực tập tại những doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn xây dựng TECCO; Công ty TSQ VN; Công ty Cổ phần ACC – 244; Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển số 18; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp hạ tầng Hà Nội…
- Sinh viên ngành Kiến trúc trường Đại học Đại Nam được học tập trong môi trường năng động, giàu trải nghiệm. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển toàn diện cho sinh viên.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.
- Học phí ngành Kiến trúc là 11 triệu đồng. Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình đào tạo.
- Sinh viên ngành Kiến trúc có nhiều cơ hội nhận học bổng của Khoa, Nhà trường và doanh nghiệp.
- Sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng du học và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật Bản...
03 phương thức xét tuyển ngành Kiến trúc trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kiến trúc (mã ngành: 7580101) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
04 tổ hợp xét tuyển ngành Kiến trúc
Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác giả nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 7 năm 1924, tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long).
Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao Ðài. Thân mẫu của Ngài húy Nguyễn Thị Ðủ, quê làng Thiện Mỹ, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng vì con.
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng Ngài đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với cha mẹ.
Vào năm 9 – 10 tuổi, nhân theo cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rung động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ:
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!”
Có thể nói rằng, chí xuất trần của Hòa thượng nổi dậy kể từ đây.
Sớm chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một tâm niệm: “Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”
Từ đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang một con đường sáng.
Ngày 15 tháng 7 năm 1949, sau 3 tháng công quả tại chùa Phật Quang; Hòa thượng được Tổ Thiện Hoa chính thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây, Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em. Ngoài ra còn phụ trông nom coi sóc mấy chục chú tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn để tâm học Giáo điển.
Năm 1949 – 1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ 3 tại Phật học đường Phật Quang. Năm 1951, Hòa thượng bắt đầu học lên Trung đẳng.
Cũng trong năm này, chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu.
Năm 1953, Hòa thượng theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, Hòa thượng được thọ giới cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu.
Từ năm 1954 đến năm 1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Các vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí ngài Huyền Vi, Thiền Ðịnh, Từ Thông…
Sau gần 10 năm trải qua Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng Phật học, đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất, Hòa thượng bước sang thời kỳ hóa đạo. Hòa thượng là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần.
Từ năm 1960 đến năm 1964, Hòa thượng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Phật giáo: Phó Vụ trưởng Phật học vụ, Vụ trưởng Phật học vụ, Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm, Giảng sư Viện Ðại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,…
Sau lễ mãn khóa Cao Trung chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng xin phép Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu.
Hòa thượng đã thật sự giã từ Phật học viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng nhưng hai tiếng “Tăng Ni” vẫn xoáy sâu vào lòng Người, để sau này chút duyên “Thầy Trò” ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.
Tháng 4 năm 1966, Hòa thượng dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Ðại Tạng Kinh, nhưng đã ấp ủ một Thiền tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình.
Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép. Toàn thể môn nhân qui ngưỡng lên non một lòng mong đợi.
Tháng 7 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát-nhã. Từ con mắt Bát-nhã trông qua Tạng kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Ðại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người.
Ngày 8 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Pháp Lạc thất thật xứng đáng là linh hồn của dòng thiền Chân Không. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của Hòa thượng. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự có một ngôi sao sáng mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20.
Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni và Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ. Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão của thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến thầy. Bằng ngược lại thì thật là thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của thầy chưa thành tựu.”
Hòa thượng thành lập nhiều thiền viện làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành:
– Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ – Vũng Tàu, thành lập tháng 4-1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.
– Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, thành lập tháng 8-1974.
– Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, thành lập tháng 4-1975.
– Thiền viện Huệ Chiếu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập tháng 4-1979.
– Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, thành lập tháng 2-1980.
– Thiền viện Phổ Chiếu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập tháng 6-1980.
– Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 7- 1987.
– Thiền viện Liễu Ðức, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
– Thiền viện Trúc Lâm, Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng, thành lập tháng 4- 1993.
– Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh thành lập 2002.
– Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh.
– Thiền viện Hương Hải, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
– Thiền viện Ðạo Huệ, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
– Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
– Thiền viện Ðại Ðăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.
– Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.
– Thiền viện Bồ Ðề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
– Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
– Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
– Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.
– Thiền tự Ðạo Viên, Québec, Canađa, thành lập năm 2002.
Hòa thượng cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu, Trà Ôn, Vĩnh Long.
Hòa thượng giảng và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra, Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và Phật tử.
Hòa thượng đã đi du hóa và thăm viếng nhiều nước: Cam-pu-chia (1956); Ấn Ðộ, Sri Lan ca và Nhật Bản (1965); Trung Quốc (1993); Pháp (1994, 2002); Thụy Sĩ (1994); Indonesia (1996); Canada (1994, 2002); Hoa Kỳ (1994, 2000, 2001, 2002); Úc (1996, 2002).
Tổng số Phật tử phát tâm qui y trong và ngoài nước là 84.860 người (trong nước: 175.260 người, nước ngoài: 9.600 người.