Mậu dịch theo nghĩa Hán Việt nghĩa là "mua bán". Gió mậu dịch được gọi là mậu dịch hoặc tín phong (tín nghĩa là tin tưởng) là vì vào thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này thì việc làm ăn, buôn bán, giao thương được thuận lợi.
Mậu dịch theo nghĩa Hán Việt nghĩa là "mua bán". Gió mậu dịch được gọi là mậu dịch hoặc tín phong (tín nghĩa là tin tưởng) là vì vào thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này thì việc làm ăn, buôn bán, giao thương được thuận lợi.
Thứ bảy, 01/02/2020 10:14 (GMT+7)
Như mọi người đều biết, thương hiệu là dấu hiệu đặc biệt để nhận biết sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp… khẳng định bản chất đẳng cấp doanh nghiệp đó. Thương hiệu chính là phẩm chất con người. Mà con người ai cũng muốn mình đẹp, sống lâu, có tiếng thơm trong đời. Thương hiệu và doanh nghiệp cũng vậy, phải nhằm có ích cho đời, cho sự phát triển bền vững.
Như mọi người đều biết, thương hiệu là dấu hiệu đặc biệt để nhận biết sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp… khẳng định bản chất đẳng cấp doanh nghiệp đó. Thương hiệu chính là phẩm chất con người. Mà con người ai cũng muốn mình đẹp, sống lâu, có tiếng thơm trong đời. Thương hiệu và doanh nghiệp cũng vậy, phải nhằm có ích cho đời, cho sự phát triển bền vững.
Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness”, có nghĩa là “Hạnh phúc đích thực”. Đó chính là tâm nguyện của chúng tôi mang đến người tiêu dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹn nguyên tinh túy thiên nhiên và do đó “True” - “Thật” cùng với TH luôn là thành tố quan trọng trong tên các sản phẩm của chúng tôi là Tươi - Sạch - Tinh túy thiên nhiên. Đây cũng là lời cam kết bình dị vì những giá trị thật dựng xây hạnh phúc thực sự của con người.
TH true Milk ra đời mang trong mình 3 thành tố: Nghiêm túc - Kiêu hãnh - Chân chính, tự hào là đơn vị đặt viên gạch đầu tiên cho ngành sữa tươi sạch tại việt Nam, mang trong mình tính đột phá trong ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp nông thôn, biến lợi thế đồng đất của cha ông từ ngàn đời nay thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. TH còn mang trong mình sứ mệnh cao cả là phục vụ lợi ích con người. Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này không những là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như lúa gạo, thực phẩm và các sản phẩm sữa, mà còn cần có một chế độ chăm sóc bảo vệ sức khỏe bền vững. Con người là nguồn lực của xã hội, bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ nguồn lực của xã hội. Với TH, sản xuất ra những dòng sữa tươi sạch, vẹn nguyên hương vị thiên nhiên cũng chính là để bảo vệ người tiêu dùng. Hãy yêu quý TH vì TH là niềm tự hào của Việt Nam, hãy là người tiêu dùng thông minh vì sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn nguyên chất từ thiên nhiên./.
Lê Minh Tuyến là anh bạn của tôi inbox: “Bác sĩ Phúc giải thích giúp! Có cháu lớp một hỏi: Ơ sao chỉ gọi là bác sĩ? Cô ấy kém tuổi mẹ mà, sao không gọi là cô sĩ ạ?
Một bạn comment ở bài viết trước của tôi cũng ý kiến về cách viết BÁC SĨ với chữ i ngắn chỉ là thói quen sai, thay vì BÁC SỸ viết y dài mới đúng. Anh cũng cho rằng bác sĩ nhưng thực ra chỉ là Y SĨ đại học, còn chữ BÁC SĨ là dùng cho sau đại học. Còn nữa, anh thấy BÁC SĨ Nông học Lương Định Của chẳng có học gì liên quan đến y khoa.
🍁 Đầu tiên là câu hỏi của cháu bé!
Tiếng Việt trước Thế kỉ 20 không có từ BÁC SĨ, vì nền y học hiện đại chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam sau khi Pháp chiếm và bình định xong Hà Nội, đên thập niên cuối TK19 người Pháp mới chọn nhà thờ Saint Paul làm cơ sở y khoa đầu tiên của toàn xứ Đông Dương.
Sau đó, người Pháp cho thành lập Trường Y khoa Đông Dương (1902) nay là Trường Đại học Y Hà Nội, tiếp theo Nhà thương Phủ Doãn (1906) nay là Bệnh viện Việt Đức, rồi đến Nhà thương Đồn Thủy (1910) nay là Bệnh viên TƯ Quân đội 108, sau đến Nhà thương Cống Vọng (1911) nay là Bệnh viện Bạch Mai.
Tất cả công việc khám chữa bệnh và quản lí đều do các QUAN ĐỐC TỜ (docteur en médicine) người Pháp đảm nhiệm.
Thời đó người Việt gọi là quan đốc tờ vì xuất phát từ chữ DOCTEUR.
Từ điển Việt Bồ La (1838) và Từ điển chữ Nôm AJ.L Taberd đều không có từ BÁC SĨ.
Năm 1931, Hồ Đắc Di là ĐỐC TỜ người Việt đầu tiên từ Pháp về Việt Nam, sau đó ông được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường Y khoa Đông Dương.
Từ đó nảy sinh những cách gọi danh xưng y khoa.
Chữ DOCTEUR tiếng Pháp hay DOCTOR tiếng Anh cũng tương đương chữ BÁC SĨ 博 士 trong từ điển chữ Nôm.
Nhưng chữ Nôm 博 士 BÁC SĨ, Pinyin là “bó shì” phát âm lơ lớ theo âm Việt gần giống với BÁC SĨ.
Như vậy: BÁC SĨ = bó shì = 博 士 = đốc tờ = docteur = doctor.
Chữ BÁC trong từ BÁC SĨ không liên quan đến cô dì chú bác anh chị em, nên không thể gọi là “cô sĩ” hay “em sĩ” được.
Xuất phát từ chữ Hán với 2 từ 醫 師 và 醫 生.
醫 院 = BÁC SĨ 醫 師 = Y SƯ 醫 生 = Y SĨ
BÁC SĨ xuất phát từ Pinyin là “Yī yuàn” phát âm giống với y viện, từ này cũng dùng để chỉ bác sĩ có bằng đại học trở lên.
Y sư là “thầy thuốc” mang ý nghĩa trang trọng, nên được dùng trong văn vấn, tức là khi viết văn bản. Về sau, cũng dùng với bác sĩ có bằng đại học.
Ngược lại, Y SĨ là từ có sau nhưng phổ thông hơn, được dùng trong văn vấn, tức là lối nói bạch thoại hàng ngày, kiểu trò chuyện với nhau. Thực ra, Y SĨ là để chỉ người được đào tạo từ bậc cao đẳng hay trung cấp.
Sở dĩ tiếng Việt dùng từ Y SĨ, là bởi chữ 醫 師 có Pinyin là “yī shī” đọc lơ lớ tiếng Việt là Y SĨ. Cũng như vậy, chữ 醫 生 có Pinyin là “yī shēng” đọc lơ lớ giống âm tiếng Việt cũng là Y SĨ.
Riêng chữ Y 醫 tổng số 18 nét bút về sau lược bớt dần, chỉ còn chữ 医 chỉ còn 7 nét viết cho gọn.
🍁 Chữ BÁC SĨ 博 士 người Việt sử dụng.
Theo suy luận của tôi, là do sử dụng chữ Nôm với chữ SĨ 士 ghép với chữ BÁC 博, chứ không sử dụng chữ 醫 院 khi phát âm sẽ thành “Yī yuàn” lơ lớ giống Y VIỆN, nên vừa có nghĩa y viện vừa có nghĩa bác sĩ.
Còn có một số từ cổ hơn nữa không còn sử dụng: ví dụ từ 醫 人 = Y NHÂN.
Tô Chửng, một nhà thờ đời Đường đã viết bài thơ Y NHÂN 醫 人 rất hay.
Cổ nhân y tại tâm, tâm chính dược tự chân. Kim nhân y tại thủ, thủ cấm dược bất thần.
Ngã nguyện thiên địa lô, đa hàm biên thước quyên. Biển hàng quân thần dược, tiên thung đông nỗi quân.
Tự nhiên lục cáp nội, thiếu văn bần bệnh nhân. …
Người đời xưa chữa bệnh bằng trái tim, khi trái tim chính trực thì bệnh sẽ khỏi. Bác sĩ thời nay chữa bệnh bằng cái đầu, lạm dụng thuốc bằng tay nên mất tác dụng.
Nguyện ước trời đất là một cái lò, các loài chim ác đều bị thiêu rụi. Các vị thuốc quân thần tha hồ sử dụng không bối rồi.
Sáu lẽ tự nhiên hội tụ lại bên trong thiếu nhân văn chỉ làm khổ người bệnh.
Từ lâu, chữ i ngắn và y dài viết rất tùy tiện, trong cả sách báo cũng vậy.
Để thống nhất, năm 1980 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 240/QĐ, theo đó “các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy,…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, im, yêu”.
Ngày 5/3/1984, Bộ GDĐT lại ban hành Quyết định 241/QĐ, trong đó bác bỏ nội dung quy định viết i ngắn và y dài, từ đó mọi người thoải mái viết.
Tất nhiên THÚY = THÚI là không thể được!
🍁 Bác sĩ Nông học Lương Định Của!
Đến đây bạn đọc đã rõ, chữ BÁC SĨ gắn với Nhà Nông học Lương Định Của bắt nguồn từ chữ 博 士 là BÁC SĨ khi dùng với người hành nghề y, TIẾN SĨ với các lĩnh vực khác.
Từ đời nhà Đường đã có những từ Thái học bác sĩ (太學博士), Thái thường bác sĩ (太常博士), Thái y bác sĩ (太醫博士) và chữ BÁC SĨ ở đây tương đương với Tiến sĩ, hay Docteur tiếng Pháp và Doctor tiếng Anh.
Ngày 3/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe ĐHQG-HCM trên cơ sở phát triển Khoa Y đã trở thành sự kiện có ý nghĩa quan trọng của ĐHQG-HCM. Đây là trường đại học thành viên thứ 8 và sẽ là mảnh ghép hoàn chỉnh đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQG-HCM.
Tên gọi Trường Đại học Khoa học Sức khỏe khá khác biệt so với các trường đào tạo khối ngành sức khỏe hiện nay. Điều này đã tạo nên sự chú ý vì các trường đào tạo lĩnh vực khoa học sức khỏe thường có tên trường đại học y dược như vốn có từ trước đến nay.
Nhân dịp ĐHQG-HCM tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên ĐHQG-HCM, Ban biên tập Bản tin ĐHQG-HCM đã có buổi trao đổi với PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM, kiêm Hiệu trưởng nhà trường về tên gọị đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Xin ông cho biết tên Trường Đại học Khoa học Sức khỏe có từ khi nào? Và tại sao lại là Khoa học sức khỏe mà không phải là Y dược?
Ngay từ khi thành lập Khoa Y năm 2009, ĐHQG-HCM luôn kiên định chủ trương phát triển Khoa Y thành Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, để theo kịp xu hướng của thế giới cũng như phát huy sức mạnh đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQG-HCM.
Theo đó, Khoa học sức khỏe mang tính liên ngành rất cao, bao gồm các lĩnh vực như hóa sinh, hóa dược, sinh học phân tử, vi sinh, khoa học thần kinh, sinh lý học, tâm lý học, dinh dưỡng, dược lý, độc chất, khoa học thị giác, công nghệ y sinh. Nói cách khác, Khoa học sức khỏe đào tạo ra những bác sĩ, dược sĩ có thể phát triển, đánh giá và thực hành các phương pháp điều trị mới cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Như vậy đào tạo ngành y, dược bây giờ cần được mở rộng hơn. Ngoài những tiết học chuyên sâu về y dược lâm sàng, những giờ thực hành trong bệnh viện rất cần thiết để thực hành thì chương trình đào tạo bây giờ cần bao quát các kiến thức liên quan như hóa học, sinh học, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo… để đáp ứng những yêu cầu mới, giải quyết những thách thức mới liên quan đến sức khỏe con người. Là hệ thống đại học đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQG-HCM hội tụ đủ điều kiện để triển khai những chương trình đào tạo liên ngành như vậy!
Trước đó, PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM, người trực tiếp ký quyết định thành lập Khoa Y cũng nhiều lần cho biết khoa học sức khỏe liên kết với các ngành khoa học khác hiện có tạo thành một hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành và hoàn chỉnh trong ĐHQG-HCM. Việc phát triển lĩnh vực khoa học sức khỏe sẽ kết nối các ngành mũi nhọn của ĐHQG-HCM để nghiên cứu, phát triển các phương pháp mới, sản phẩm mới cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước, Hiệu trưởng Danh dự Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, người đã gắn bó 15 năm với Trường cũng đã từng chia sẻ với truyền thông về tên gọi này. Theo Giáo sư thì Khoa học Sức khoẻ có một nội hàm rộng, không chỉ gồm y, dược mà còn là Răng - Hàm - Mặt, khoa học y sinh, y tế công cộng, điều dưỡng, kĩ thuật y khoa, y học cổ truyền, y tế dự phòng…, ngoài đào tạo đội ngũ cán bộ y tế để điều trị lâm sàng, họ còn có khả năng nghiên cứu khoa học, phòng ngừa và quản lý bệnh tật, môi trường gây bệnh. Phần lớn các trường đều đào tạo nhiều ngành chứ không riêng y hay dược nên chúng tôi gọi chung là Khoa học Sức khoẻ.
Tóm lại, việc thành lập trường Đại học Khoa học Sức khỏe đầu tiên của Việt Nam đã được ĐHQG-HCM chuẩn bị kỹ lưỡng, từ rất sớm, không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Là trường Đại học Khoa học Sức khỏe đầu tiên của cả nước, theo ông thì nhà trường cần ưu tiên gì thực hiện tốt sứ mệnh của mình?
Ngay từ đầu, ĐHQG-HCM đã hướng đến xây dựng một trường đại học khoa học sức khỏe tiên tiến và uy tín trong khu vực, là nơi hội tụ của khoa học y học, công nghệ, văn hóa, tri thức và y đức của người Việt Nam. Khoa Y trước đây và Trường Đại học Khoa học Sức khỏe của hiện tại luôn tiên phong đổi mới chương trình đào tạo theo cách tiếp cận liên ngành; tập trung nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ quốc gia, khu vực và thế giới, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Một số nhiệm vụ trọng tâm mà Trường Đại học Khoa học Sức khỏe phải thực hiện ngay khi ổn định tổ chức bộ máy và kiện toàn nhân sự đó là:
Trường cần tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; đồng thời phải kết nối tốt, tận dụng hệ thống trang thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ các chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và khoa học quản lý để tạo những sản phẩm về đào tạo và nghiên cứu khoa học mang đặc thù của ĐHQG-HCM, đồng thời đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Tiếp đó, Trường phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế chất lượng cao cho các tỉnh phía Nam, đồng thời tham gia tư vấn các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển khoa học sức khỏe cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khoa học – công nghệ lĩnh vực y tế.
Cuối cùng, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe cần sớm xây dựng một bệnh viện thực hành. Mô hình kết hợp giữa trường đại học và bệnh viện là rất cần thiết, một môi trường học thuật phong phú, nơi mà kiến thức mới được cập nhật liên tục và các phương pháp điều trị tiên tiến được áp dụng ngay lập tức. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tiễn sớm và góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa giảng viên, bác sĩ và nhà nghiên cứu.
Trường ĐH Khoa học Sức khỏe đang đào tạo 5 ngành bậc đại học, gồm: y khoa, dược học, răng hàm mặt, y học cổ truyền và điều dưỡng. Đối với đào tạo sau đại học, Trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp 1 với 5 chuyên ngành, gồm: nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa và tai mũi họng. Đối với hình thức đào tạo bác sĩ nội trú, có 4 chuyên ngành, gồm: ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa và tai mũi họng.
Tính đến nay, Trường ĐH Khoa học Sức khỏe đã có 8 khóa tốt nghiệp bác sĩ y khoa, 3 khóa tốt nghiệp dược sĩ, cung cấp nguồn nhân lực cho hệ thống y tế nước nhà hơn 1.000 bác sĩ, dược sĩ. Trước đó, ngày 23/5, Tổ chức AUN đã trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng kiểm định cho chương trình đào tạo y khoa của Nhà trường. Trường tiếp tục kiểm định đối với CTĐT dược học theo tiêu chuẩn AUN-QA.
Năm 2024, ĐHQG-HCM dự kiến khởi công xây dựng 3 tòa nhà hiện đại cho Trường (YB1, YB2, YB3) với tổng diện tích xây dựng khoảng 8.300m2 và diện tích sàn 33.400m2, đáp ứng quy mô đào tạo cho khoảng 3.000 sinh viên. Nguồn kinh phí xây dựng được lấy từ nguồn kinh phí dự án của Ngân hàng Thế giới (dự án VUDP).