Nhằm hỗ trợ tín dụng cho các hộ kinh doanh, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai sản phẩm cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp.Sản phẩm được thiết kế dành riêng cho khách hàng là các hộ kinh doanh có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để phục vụ các mục đích bù đắp thiếu hụt do chuyển vốn lưu động sang đầu tư tài sản cố định phục vụ kinh doanh (mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, cửa hàng…), bị mất vốn trong hoạt động kinh doanh do các lý do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…Khi tiếp cận và sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ được vay tối đa lên đến 90% tổng số vốn kinh doanh bị thiếu hụt trong kỳ kinh doanh trước đó với phương thức vay vốn, thời hạn vay vốn và hình thức trả nợ đa dạng, linh hoạt. Ông Kalidas, Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân VPBank cho biết: “Với sản phẩm cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp, VPBank chủ trương tạo điều kiện, đơn giản hóa thủ tục để khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng và mong muốn hỗ trợ đối với hoạt động của khách hàng trong thời điểm cuối năm”. (Nguồn: VPBank)
Nhằm hỗ trợ tín dụng cho các hộ kinh doanh, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai sản phẩm cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp.Sản phẩm được thiết kế dành riêng cho khách hàng là các hộ kinh doanh có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để phục vụ các mục đích bù đắp thiếu hụt do chuyển vốn lưu động sang đầu tư tài sản cố định phục vụ kinh doanh (mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, cửa hàng…), bị mất vốn trong hoạt động kinh doanh do các lý do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…Khi tiếp cận và sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ được vay tối đa lên đến 90% tổng số vốn kinh doanh bị thiếu hụt trong kỳ kinh doanh trước đó với phương thức vay vốn, thời hạn vay vốn và hình thức trả nợ đa dạng, linh hoạt. Ông Kalidas, Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân VPBank cho biết: “Với sản phẩm cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp, VPBank chủ trương tạo điều kiện, đơn giản hóa thủ tục để khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng và mong muốn hỗ trợ đối với hoạt động của khách hàng trong thời điểm cuối năm”. (Nguồn: VPBank)
Hộ kinh doanh không phải là tổ chức kinh tế giống như doanh nghiệp, pháp luật không ghi nhận về tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của từng thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó. Việc góp vốn và phân chia lợi nhuận hoàn toàn là do các thành viên tự thoả thuận.
Để tránh xảy ra tranh chấp, các thành viên góp vốn thành lập hộ kinh doanh cần có một văn bản thoả thuận.
Các thành nên lập văn bản thể hiện phần vốn góp của bạn là bao nhiêu và cách thức chia lợi nhuận như thế nào (theo tỷ lệ vốn góp hay chia đều ra).
Bên cạnh đó, cần thỏa thuận rõ trong văn bản là nghĩa vụ phải gánh chịu là từ thời điểm các thành viên góp vốn vào hay từ thời điểm hộ kinh doanh được thành lập để tránh tranh chấp về sau (tương tự như quy định góp vốn của công ty cổ phần).
Như vậy, nội dung văn bản thoả thuận phải có những nội dung chính sau: Số vốn góp, hình thức đầu tư, cách thức phân chia lợi nhuận, thời điểm và thỏa thuận về trách nhiệm của các bên khi có rủi ro xảy ra.
Tóm lại, để tránh rủi ro, các thành viên cùng tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh nên lập một văn bản thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của họ. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hê tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Theo như khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Căn cứ theo quy định trên, cho dù nhiều người cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh nhưng chỉ có duy nhất một người là chủ hộ kinh doanh đó. Chủ hộ kinh doanh này được ghi tên trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.
Về mặt pháp lý, tuy chỉ có một người là chủ hộ kinh doanh nhưng người này thực chất là người đại diện theo pháp luật cho hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật, những người còn lại vẫn có thể cùng quản lý và điều hành hoạt động hộ kinh doanh theo thoả thuận giữa họ.
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Như vậy đối tượng được thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
Theo đó, trường hợp hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh phải là những thành viên trong cùng hộ gia đình. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập không yêu cầu giấy tờ chứng minh các thành viên cùng một hộ gia đình.
Như vậy, có thể hiểu, nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình cũng có thể cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình.
Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất
Góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)