BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ TÀI CHÍNH
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ TÀI CHÍNH
Vấn đề nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Châu Âu bất lực trước tình trạng di dân tràn ngập », La Croix đưa tít « Lampedusa, khẩn cấp ở châu Âu », dẫn lời thủ tướng Ý Giorgia Meloni « Tương lai châu Âu đặt cược tại đây ». Không chỉ là lời kêu gọi giúp đỡ, mà còn là tiếng chuông cảnh báo, trong lúc còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử châu Âu và cực hữu đang có ưu thế.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố : « Nhập cư bất hợp pháp là một thách thức cho châu Âu, cần một giải pháp của châu Âu ». Đối với Roma rõ ràng là khẩn cấp ở Lampedusa. Chỉ trong vài ngày, hòn đảo nhỏ bé phải đón nhận đến 11.000 di dân, gấp đôi số cư dân trên đảo. Trung tâm tạm cư có sức chứa 400 người nhanh chóng quá tải, chính quyền vội vã chuyển bớt sang Sicile và lục địa.
Từ đầu năm nay, 126.000 người đã cập bến duyên hải nước Ý, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết từ Bắc Phi. Bà Meloni đã vận động được Liên Hiệp Châu Âu (EU) ký kết với Tunisie hồi tháng Bảy nhằm chận bớt làn sóng di dân, đổi lấy viện trợ tài chánh. Nhưng hàng ngàn người nhập cư vừa đặt chân lên đảo Lampedusa lại khởi hành chính từ…Tunisie.
Trong khi đó « Bắc Kinh trừng phạt hai tập đoàn vũ khí Mỹ » vừa ký hợp đồng với Đài Loan là Lockheed Martin và Northrop Grumman, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) không cho biết chi tiết cụ thể. Quyết định này hoàn toàn mang tính tượng trưng vì sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz nhận xét, tuyên bố của Bắc Kinh một phần nhằm đối nội.
Le Monde nhắc lại, những năm gần đây, chính quyền Biden liên tục bán vũ khí cho Đài Bắc, và hồi tháng Bảy còn tận dụng vũ khí trong kho để nhanh chóng trang bị cho Đài Loan trong nhiều lãnh vực. Đến tháng Tám, lần đầu tiên Hoa Kỳ thông qua việc chuyển nhượng 80 triệu đô la vũ khí trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ quân sự mà cho tới nay chỉ có những Nhà nước có chủ quyền được Washington công nhận mới được thụ hưởng. Thứ Sáu tuần trước, Mao Ninh tiếp tục kêu gọi Mỹ ngưng trang bị cho Đài Loan « nếu không sẽ phải đối phó với sự trả đũa kiên quyết và mạnh mẽ của Trung Quốc ».
Trước đó một hôm, ít nhất 68 chiến đấu cơ và 10 chiến hạm Trung Quốc đã tiến gần đến đảo quốc, còn chỉ riêng trong hôm nay trên 100 phi cơ, 9 tàu chiến. Những vụ dương oai diễu võ như vậy gần đây trở thành thông lệ, cho dù đang có cuộc khủng hoảng tại bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Đài Loan đang trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống và Quốc Hội dự kiến tổ chức vào tháng Giêng sang năm. Các ứng cử viên nhân dịp này thường đi thăm Hoa Kỳ, gây giận dữ cho Bắc Kinh.
Hai tháng sau khi ngoại trưởng Tần Cương biến mất trên chính trường, đến lượt tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) không còn xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 29/08. Chính quyền im lặng, nhưng điều bất thường là đại sứ Mỹ ở Nhật Bản, Rahm Emanuel, đã đổ dầu vào lửa. Trên danh khoản X (Twitter) chính thức của đại sứ quán hôm 14/09, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng thời Obama nhận xét không ai thấy ông Lý Thượng Phúc từ ba tuần qua. « Ông ta đã không đến Việt Nam, và nay vắng mặt trong cuộc hẹn với chỉ huy thủy quân lục chiến Singapore, phải chăng đang bị quản thúc ? »
Lẽ ra Lý Thượng Phúc sang tham gia một sự kiện với các đồng nhiệm Việt Nam trong hai ngày 7 và 8 tháng Chín, nhưng theo Hà Nội, Trung Quốc đã hủy vì « lý do sức khỏe » của ông Lý. Ông cũng không hiện diện tại Hắc Long Giang hôm 08/09 khi Tập Cận Bình kêu gọi quân đội « duy trì cao độ đoàn kết, an ninh và ổn định », bên cạnh là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Financial Times dẫn lời các viên chức Mỹ khẳng định tướng Lý đang bị điều tra và ngưng chức.
Năm nay 65 tuổi, Lý Thượng Phúc không chỉ là bộ trưởng mà còn là một trong năm ủy viên Quốc vụ viện. Cho đến nay chỉ có ba quan chức nắm một lúc cả hai chức trách như vậy. Đó cũng là trường hợp của Tần Cương (Qin Gang), bộ trưởng Ngoại Giao đã biến mất từ 28/06 và nay được người tiền nhiệm Vương Nghị thay thế, không rõ do tham nhũng hay một vụ liên quan đến an ninh quốc gia. Dù Tần Cương trước đó là đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Washington chừng như quan tâm đến vụ Lý Thượng Phúc hơn. Hơn nữa quân đội Trung Quốc, một trong những định chế tham nhũng nhất, đang có nhiều lời đồn đãi.
Tổng thống Pháp nói rằng môi trường địa chính trị đã xuống cấp thô bạo và sâu sắc, với cuộc xâm lăng Ukraina, vũ khí nguyên tử quay lại, bất ổn ở châu Phi và cuộc chiến thông tin. « Tất cả dẫn đến nguy cơ chia rẽ thế giới, trật tự dựa trên luật pháp và ý tưởng dân chủ bị yếu đi ». Theo ông Duclos, không dự phiên họp Đại Hội Đồng, nơi các quốc gia đều bình đẳng, là một sai lầm. « Không nhân cơ hội này để lên tiếng với tất cả các nước là điều đáng tiếc ».
Hơn nữa, bên cạnh chiến tranh ở Ukraina, còn có mối nguy an ninh trên Biển Đông, tại châu Phi hay vùng Kavkaz. Báo cáo mới nhất của Unicef cho biết 330 triệu trẻ em đang trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ, Chương trình Lương thực Thế giới loan báo 24 triệu người có nguy cơ thiếu ăn trầm trọng.
Nhưng những tháng gần đây, những cuộc tiếp xúc của các nhà lãnh đạo đều dựa trên lợi ích của nước mình. Tập Cận Bình thành công trong việc mở rộng BRICS nhưng lần đầu tiên tẩy chay G20 do Ấn Độ chủ trì. Pháp chú tâm vào hai hội nghị từ sáng kiến của mình là Diễn đàn Paris vì Hòa bình vào tháng 11 và Thượng đỉnh Paris vì một hiệp ước tài chánh quốc tế mới vào tháng Sáu, về khí hậu và chống nghèo đói. Tuy vậy có một nguyên thủ quyết tâm không bỏ lỡ việc gặp gỡ các đồng nhiệm trong tuần này tại New York : Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraina.
Tết Âm lịch là dịp lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên.
Tết âm lịch là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Với người Việt Nam, Tết âm lịch không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.
Tết âm lịch xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.
Năm nay, Tết nguyên đán 2024 sẽ rơi vào các ngày âm lịch, dương lịch như sau:
29 Âm lịch Tết : vào Thứ Năm ngày 08/02/2024 dương lịch;
30 Âm lịch Tết : vào Thứ Sáu ngày 09/02/2024 dương lịch;
Mùng 1 Âm lịch Tết : vào Thứ Bảy ngày 10/02/2024 dương lịch;
Mùng 2 Âm lịch Tết : vào Chủ Nhật ngày 11/02/2024 dương lịch;
Mùng 3 Âm lịch Tết : vào Thứ Hai ngày 12/02/2024 dương lịch;
Mùng 4 Âm lịch Tết: rơi vào thứ Ba ngày 13/02/2024 dương lịch;
Mùng 5 Âm lịch Tết: rơi vào thứ Tư ngày 14/02/2024 dương lịch.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Sáng 6/8, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản do Ngài Kihara Minoru, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam.
Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm Việt Nam của Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã làm sâu sắc hơn về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” được thiết lập năm 2023, trong đó có sự hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Hai bên tiếp tục khẳng định, thời gian qua, cùng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, quan hệ quốc phòng song phương Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất, xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước, nổi bật trên các lĩnh vực, như: khắc phục hậu quả chiến tranh; đào tạo; quân y; cứu hộ - cứu nạn; gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; thường xuyên tham vấn trên các diễn đàn khu vực.
Về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai bên tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng bước vào giai đoạn phát triển mới, hiệu quả, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, như: trao đổi đoàn, tiếp xúc các cấp; tiếp tục duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại, tham vấn thường niên giữa hai Bên; hợp tác đào tạo; hợp tác quân binh chủng; công nghiệp quốc phòng, chuyển giao công nghệ; khắc phục hậu quả chiến tranh; gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Cũng tại hội đàm, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm. Về vấn đề trên biển, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cam kết ở khu vực, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông thực chất, hiệu quả.